Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Lậu là một trong những căn bệnh được biết đến sớm nhất của loài người. Nó được mô tả bởi các tác giả của kinh thánh từ thế kỉ 6 trước công nguyên.
Đến thế kỷ 4-5 trước công nguyên, Hippocrates đã mô tả khá rõ triệu chứng của bệnh và gọi lậu cấp và bệnh đái són “strangury”
Galen (A.D 130-200) đặt trên cho bệnh là gonorrhea gonos (semen) + rhoia (“to flow”)
- 1879, Neisser tìm ra lậu cầu.
-1882, Leistikow và Loeffler nuôi cấy được lậu cầu.
- 1936, Sulfonamides được dùng trong điều trị bệnh lậu.
- 1943, Penicillin được dùng trong điều trị bệnh lậu, click here để biết thêm chi tiết
- Hình hạt cà phê, sắp xếp thành từng cặp.
- Bắt màu Gram-âm nằm trong bạch cầu đa nhân.
- Dài khoảng 1,6u, rộng 0,8u, khoảng cách giữa hai vi khuẩn 0,1u.
- Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc dịch cổ trướng phát triển nhanh.
Hiện nay thường nuôi cấy trên môi trường Thayer-Martin và làm kháng sinh đồ.
Sức đề kháng yếu: ra khỏi cơ thể chỉ tồn tại một vài giờ
Vi khuẩn lậu sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhiệt độ, độ ẩm và môi trường sống khác nhau.
Vi khuẩn lậu sống ngoài cơ thể được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tiếp xúc với hóa chất trong môi trường hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao thì thời gian tồn tại của chúng chỉ trong vài giây. Ở môi trường bình thường, vi khuẩn bệnh lậu có thể tồn tại trong vài phút.
Tuy nhiên, nếu vi khuẩn lậu tồn tại ở những môi trường ẩm ướt thì thời gian sống của chúng lại được kéo dài thêm nữa.
Mặc dù hầu hết mọi người đều không biết vi khuẩn lậu tồn tại được bao lâu trong môi trường ấm áp trong cơ thể nhưng chúng có sức sống rất mạnh mẽ khi tồn tại trong môi trường cơ thể. Cơ thể người bệnh được xem là nơi trú ngụ lí tưởng cho vi khuẩn lậu sinh sôi và phát triển.
Theo như nghiên cứu, vi khuẩn lậu rất ưa thích những nơi ẩm ướt, ấm nóng nên ngoài bộ phận sinh dục ra (là nơi thường bắt gặp vi khuẩn lậu nhiều nhất ở người bệnh) thì vi khuẩn lậu có thể ẩn náu và phát triển như mắt, họng, miệng hay hậu môn.
Khi bệnh nhân ở nhiệt độ ổn định 37 độ C, vi khuẩn lậu sẽ tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Vì vậy, việc điều trị bệnh lậu ở nam hay nữ đều rất phức tạp khi bị nhiễm vi khuẩn lậu.
Vi khuẩn lậu sống được bao lâu trong môi trường nuôi cấy là thắc mắc của nhiều người. Các chuyên gia về vấn đề này cho rằng, môi trường nuôi cấy cần có nhiệt độ từ 36-37 độ C và độ ẩm 60-70%, PH 7.3, vi khuẩn bệnh lậu và 5-10% CO2. Ngoài ra, môi trường nuôi cấy này phải cung cấp máu và các chất dinh dưỡng cần thiết để vi khuẩn lậu tồn tại.
Tổng kết lại, vi khuẩn lậu sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào từng loại môi trường khác nhau. Lậu cầu ở môi trường bên ngoài rất yếu và chết nhanh chóng.
Ngược lại, vi khuẩn lậu sẽ tồn tại rất mạnh trong môi trường ẩm ướt của cơ thể, trên 90% các ca mắc bệnh lậu chủ yếu do nguyên nhân quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.
Trên 90% vi khuẩn lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Khoảng 10% lây lan qua các con đường khác.
Tỉ lệ nam giới bị mắc bệnh lậu sau 1 lần quan hệ tình dục qua âm đạo với phụ nữ bị bệnh là 20-30%. Tỷ lệ phụ nữ bị bệnh sau 1 lần quan hệ tình dục với nam bị bệnh là 60-80%.
Các con đường lây lan vi khuẩn lậu bao gồm:
- Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.
- Lâm sàng: đái rắt, đái buốt, đái mủ.
- Xét nghiệm bệnh lậu:, xem thêm tại đây
+ Nhuộm Gram thấy song cầu Gram “âm” trong bạch cầu đa nhân trung tính.
+ PCR lậu dương tính.
+ Nuôi cấy, làm kháng sinh đồ
+ Ngoài chẩn đoán bằng xét nghiệm bệnh lậu, nên làm thêm những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, HPV định tính, định type,...
Lời kết
Tổng kết lại cho bạn năm rõ một lần nữa, vi khuẩn bệnh lậu sống được bao lâu còn tùy thuộc vào môi trường sống. Có thể chỉ là vài phút bên ngoài không khí hay có thể là rất lâu trong môi trường nuôi cấy hoặc cũng có thể là hằng năm trong cơ thể của người bệnh không được điều trị dứt điểm, bệnh hay tái phát hết năm này qua năm khác.
Nếu có bất kì biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục hay nghi ngờ bản thân mắc bệnh lậu thì tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ quan y tế như bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị kịp thời ngay nhé.
Nếu như bạn thấy bài viết này hay, cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích thì đừng quên cho mình xin 1 like, 1 share để càng nhiều người viết đến bài viết và trang web này nữa nhé. Cảm ơn bạn đã cùng đồng hành tới tận đây.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Tác Giả Bs Nguyễn Đức Tỉnh sdt 0966089175
Chia sẻ bài viết: