MENU
Danh mục sản phẩm
08/08/2021 - 5:05 PMBS Nguyễn Đức Tỉnh 7224 Lượt xem

 

Bệnh lậu cầu là bệnh gì

 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mỗi năm có khoảng gần 80 triệu ca mắc bệnh lậu và có khoảng gần 8 triệu ca tử vong do bệnh lậu gây ra

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến không chỉ riêng Việt Nam mà còn xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.

Bệnh do một loại song cầu khuẩn hình hạt cà phê gây nên. Bệnh lậu được xem là một trong những căn bệnh được biết đến sớm nhất trong lịch sử loài người.

Cách điều trị bệnh lậu hiện nay hoàn toàn là sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc đông y. Nếu tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người mắc bệnh lậu nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Người mắc bệnh lậu nên kiêng ăn gì?

Đây có thể xem là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lậu quan tâm. Những loại thực phẩm nào mà người mắc bệnh lậu nên tránh để duy trì thể trạng sức khỏe tốt nhất, giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh lậu nên kiêng gì? - Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Người mắc bệnh lậu nên tránh xa các loại thực phẩm chiên, rán và các loại đồ uống có ga, cồn vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu phát triển và sinh sôi.

 

thực phẩm chữa nhiều dầu mỡ

Bị bệnh lậu nên kiêng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

 

Thậm chí, những thực phẩm này còn kích thích các vết loét trên cơ thể bệnh nhân, khiến bệnh lậu trở nên trầm trọng và khó điều trị, dai dẳng.

Có rất nhiều trường hợp điều trị bệnh lậu lên đến 2-3 năm mà không khỏi, khiến lậu kháng thuốc, tái phát thì một phần cũng do thói quen ăn uống không lành mạnh này đem lại. Bệnh nhân lậu nên chú ý tránh xa những thực phẩm này.

Bệnh lậu nên kiêng gì? - Thực phẩm cay nóng

Ớt, hạt tiêu, tỏi, gừng… là những thực phẩm cay nóng mà người bệnh lậu cần tránh xa nếu không muốn bệnh tình nặng hơn.

 

bị bệnh lậu nên kiêng thực phẩm cay nóng

Bị bệnh lậu nên kiêng thực phẩm cay nóng

 

Ngoài ra, thịt gà, tôm, cua cùng các loại hải sản đông lạnh cũng là những thực phẩm gây hại cho người bệnh. Chúng khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, làm quá trình điều trị bệnh lậu thêm trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị bệnh.

Bệnh lậu nên kiêng gì? - Các chất kích thích, chất có cồn

Các chất kích thích như ma túy, đá, cần sa, hay thuốc lá và các đồ uống có cồn là bạn của bệnh lậu.

Nếu bạn đang mắc bệnh lậu mà vẫn thực hiện tiêu thụ, nạp vào cơ thể những chất kích thích, có cồn này thì sẽ lâu hồi phục.

 

Bị bệnh lậu nên kiêng chất kích thích

Bị bệnh lậu nên kiêng chất kích thích

 

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy, các chất kích thích, có cồn như rượu bia, thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến quá trình điều trị bệnh lậu thêm dai dẳng, kéo dài thì năm này sang năm khác.

Các chất có hại cho sức khỏe này làm giảm đáng kể các kháng thể, hệ miễn dịch của bệnh nhân- chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm lành vết thương do lậu gây ra. Không những thế, các chất có cồn còn làm giảm lượng protein có trong cơ thể.Đồng thời khi sử dụng các chất kích thích sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh trong thời gian điều trị hoặc nếu nặng hơi sẽ bị phản ứng phụ với thuốc kháng sinh gây nguy hiểm cho cơ thể.

Bệnh lậu nên kiêng gì? - Thực phẩm sống, đồ ăn tái, chưa chín tới

Hiện nay, tại các nơi, các địa điểm khác nhau trên đất nước Việt Nam có thói quen ăn các đồ ăn tươi sống, chưa chín kỹ hay các đồ ăn tái,...Tuy rằng các đồ ăn tái đã không còn xa lạ gì đối với nhiều người nhưng với những ai đang mắc bệnh lậu, đang trong quá trình điều trị thì nên tránh cách chế biến này càng xa càng tốt.

Thực phẩm tái, tươi sống chỉ khiến bệnh tình của bạn thêm tệ hơn mà thôi, đây có thể là điều kiện lý tưởng giúp vi khuẩn lậu sinh sôi phát triển mạnh hơn giảm sút sức đề kháng của bạn.

Chính vì thế, thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, ăn chính uống sôi, tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, chua, các chất kích thích, các chất có cồn để đảm bảo quá trình điều trị bệnh lậu đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi mắc bệnh lậu cần kiêng những hoạt động gì?

Ngoài một số lưu ý phía trên, còn một số chú ý nữa mà người mắc bệnh lậu nên tránh  

- Một điều đặc biệt quan trọng đối là tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh lậu vì khi bạn bị bệnh mà quan hệ tình dục thì có nguy cơ lây nhiễm sang cho bạn tình hoặc lây nhiễm chéo gây ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, đồng thời khi quan hệ bạn sẽ làm chấn thương thêm cho dương vật vốn dĩ đã bị tổn thương do vi khuẩn lậu, điều này làm cho quá trình liền sẹo kéo dài, các triệu chứng bệnh lậu năng thêm,  tăng thời gian bị bệnh lậu

 

Bị bệnh lậu nên kiêng quan hệ vợ chồng

Bị bệnh lậu nên kiêng quan hệ vợ chồng

 

- Không dùng tay nặn, bóp, vuốt dương vật để kiểm tra mủ vì điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Không chơi thể thao hay hoạt động mạnh vì có thể gây chấn thương cho dương vật.

- Không dùng chung đồ dùng với người khác vì có thể lây nhiễm mầm bệnh cho mọi người xung quanh

- Không Tự ý chấm dứt liệu trình điều trị, không theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này cực kỳ nguy hiểm, khiến vi khuẩn lậu trong cơ thể bạn phát triển và có thể kháng thuốc sau này, thời gian điều trị bệnh dai dẳng, khó dứt điểm.

 

Thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho người bị bệnh lậu

Bên cạnh những thực phẩm, đồ uống không nên ăn, thì benhlau.vn cũng khuyên bạn nên ăn những thực phẩm sau đây để gia tăng sức đề kháng, đánh bay bọn xâm lăng – vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể nhé, khi bạn sử dụng các loại thực phẩm giầu dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo và khỏi bệnh, các loại thực phẩm bạn nên dùng như sau:

Bệnh lậu nên ăn gì?

1, Thực phẩm giàu protein

thực phẩm giầu Protein tốt cho người bị bệnh lậu

Thực phẩm giầu Protein tốt cho người bị bệnh lậu

 

            Protein (hay còn gọi là chất đạm) là thành phần nền tảng cơ bản, cấu tạo nên các tế bào và các mô của cơ thể (trong đó có các tế bào miễn dịch và các kháng thể), tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thiếu protein, sẽ bị ức chế việc hình thành kháng thể, dẫn đến lượng kháng thể giảm, khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại cho cơ thể giảm. Các bữa ăn trong ngày (sáng, trưa, tối) đều cần có chất đạm. Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa...) và đạm thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

Khi chế biến các thực phẩm để cung cấp protein cho cơ thể, bạn nên hạn chế dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, không những không giúp bệnh tình tiến triển mà còn khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.

2, Thực phẩm giàu Viamin A

 Vitamin A gồm: gan động vật, lòng đỏ trứng. Các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí ngô, cam, xoài, gấc, bông cải xanh, rau cải bó xôi…

Động vật (Retinol) : Dầu cá (μg 53%), Gan (bò, lợn, gà, cá, gà tây) (6500 μg 722%); Trứng gà, vịt (140 μg 16%)

Thực vật (carotene): Cà rốt (835 μg 93%); Lá cải xanh(800 μg 89%); Khoai lang (709 μg 79%); Cải lá xoăn (681 μg 76%); Bơ (684 μg 76%); Rau bina (469 μg 52%); Bí ngô (369 μg 41%); Đu đủ (55 μg 6%); Xoài (38 μg 4%)

3, Thực phẩm giàu Vitamin C

Là một loại vitamin thiết yếu cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, chức năng hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh, tăng cường hoạt động dọn dẹp chất gây oxy hóa bảo vệ cơ thể. Thiếu vitamin C làm suy giảm khả năng miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C từ hoa quả, trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…

4, Thực phẩm giầu Vitamin D

            Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo, có liên quan đến các chức năng khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh

            Theo WHO: Chế độ ăn  chỉ cung cấp 10-20%  lượng vitamin D dự  trữ ở người lớn

            Thiếu hụt Vitamin D  có thể làm giảm miễn  dịch bẩm sinh và tăng  nguy cơ nhiễm trùng.

            Da cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15-30 phút mỗi ngày, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)...

5, Thực phẩm giầu Kẽm

            Thiếu Zn gây ra tác dụng  phụ trên hệ thống miễn  dịch như tự miễn, dị ứng,  tăng nhạy cảm nhiễm trùng

            Thiếu kẽm gây rối loạn  chức năng miễn dịch ở cả  miễn dịch bẩm  sinh và  thích nghi

 

thực phẩm giầu kẽm tốt cho người bị bệnh lậu

Thực phẩm giầu kẽm tốt cho người bị bệnh lậu

 

            Thiếu Zn dễ mắc các bệnh  truyền nhiễm

            Thiếu Zn có thể được khôi phục thông qua bổ sung Zn

            Bổ sung kẽm ở các bệnh cúm thông thường giúp giảm triệu  chứng ở liều 4,5-  23,7mg/ngày.

            Zn liều 5-20mg/ngày (5  ngày – 12 tháng) giúp  giảm tỷ lệ mắc, giảm  đợt cấp và thời gian mắc của người nhiễm trùng đường hô hấp.

 

Khi bị bệnh lậu nên uống nhiều nước 

Nước rất quan trọng cho người bị bệnh lậu vì khi bị vi khuẩn lậu cầu xâm nhập, người bệnh sẽ có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt và tiểu nhiều lần. Ngoài ra, nước còn giúp thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể.

 

nên uống nhiều nước khi bị bệnh lậu

Nên uống nhiều nước khi bị bệnh lậu

 

Uống nhiều nước (nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội) giúp cơ thể tỉnh táo, suy trì trạng thái tươi mát của cơ thể, giải nhiệt, lọc bỏ một phần các chất độc hại từ cơ thể ra bên ngoài.

Rút ngắn thời gian điều trị bệnh lậu như thế nào?

Bệnh lậu là bệnh vô cùng dễ lây lan không nhưng cho các bộ phận khác trong cơ thể ngoài vùng kín của bạn mà còn có thể lây cho người khác.

 Chính vì thế, khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên được thăm khám cùng với điều trị càng sớm càng rẻ. Nên lựa chọn nơi chữa bệnh lậu uy tín, chất lượng, được nhiều người công nhận để thăm khám và yên tâm điều trị.

Ngoài ra, người mắc bệnh lậu cũng cần chú ý đến một số yếu tố được nếu sau đây để thời gian điều trị bệnh được tối ưu và đạt hiệu quả tốt nhất.

- Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện có uy tín để thăm khám và chữa trị bệnh lậu sớm khi mới phát hiện 

- Không nên quan hệ tình dục trong khi chữa trị bệnh và sau 7-10 ngày khi liệu trình điều trị kết thúc.

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng thời gian, đúng liều, đúng thời điểm.

- Không tự ý đổi thuốc hay nghe bất kỳ lời khuyên từ người nào đó kêu rằng có thuốc khác chữa được nhanh hơn. Nếu bạn nghe theo thì chỉ khiến bệnh tình thêm nặng hơn mà thôi.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Thực hiện giờ giấc sinh hoạt và ngủ nghỉ khoa học sẽ chóng lành bệnh, tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể. Người bệnh nên ngủ từ 7-9 tiếng một ngày, không nên thức quá khuya.

- Thực hiện xét nghiệm trước và sau khi điều trị để kiểm tra bệnh tình đã khỏi hẳn hay chưa.

- Bổ sung đủ nước: nên bổ sung nước uống đầy ngủ, sẽ giúp cơ thể thanh lọc, tươi mát, giải nhiệt. Ngày uống đủ từ 2 lít nước trở lên.

- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ: khi cơ thể sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ được tiêu diệt liên tục, chính vì thế, hãy tắm rửa thường xuyên, thay quần áo sạch sẽ.

- Trong thời gian điều trị, luôn luôn cố gắng giữ cho mình một cái đầu lạnh, lạc quan, không nên ủ rũ, chán nản, mệt mỏi.

Lời kết

Benhlau.vn đã vừa hướng dẫn bạn nên tránh những gì và nên ăn những gì khi bị mắc bệnh lậu cũng như cần làm những gì để cho bệnh lậu chóng khỏi để trở về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Mong rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã tích góp cho mình được nhiều kiến thức bổ ích, không chỉ giúp được cho bản thân mình mà còn giúp cho những người thân trong chính gia đình chóng vượt qua căn bệnh xã hội này.

Nếu bạn đang tìm một phương pháp điều trị bệnh lậu tối ưu, khoa học, hiện đại, đã được chứng minh hiệu quả thì đừng chần chờ mà hãy gọi ngay số hotline 0966089175 trên màn hình để nhận được tư vấn từ BS Tỉnh ngay nhé.

Cuối cùng, đừng quên cho Bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh 1 like, share để những giá trị này được nhiều người biết đến, giúp ích cho xã hội, cộng đồng.

Chúc bạn và gia đình luôn sống hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • tac-hai-benh-lau
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Video

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tin nổi bật
    Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu
    bài viết mô tả lịch sử phát hiện và các phương pháp chữa trị bệnh lậu từ cổ xưa tới hiện đại.
    Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu
    Phác đồ điều trị bệnh lậu cập nhật mới nhất của bộ y tế, hiệp hội niệu khoa châu âu và CDC hoa kỳ về chữa bệnh lậu, bệnh lậu kháng thuốc. Bcs sĩ Nguyễn...
    Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018 Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018
    Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi...
    Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không
    Bệnh lậu không triệu chứng là gì, làm sao để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, bệnh lậu không triệu chứng điều trị như thế nào là câu hỏi của rất...
    BS Nguyễn Đức Tỉnh
    Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Công, Phường 3 Gò Vấp TP.HCM
    Hotline: 0976958582
    Email: bstinh175@gmail.com
    Website: https://nguyenductinh.com/
    Sáng chế - giải thưởng
    Mạng xã hội
    Facebook youtube google instagram

    Website đang chờ cấp phép bộ công thương

    Home icon Youtube icon zalo icon Call icon
    Call icon