Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Bệnh lậu và bệnh giang mai là hai bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, vậy bệnh lậu và bệnh giang mai có giống nhau không, triệu chứng cách phòng tránh và điều trị hai bệnh này có gì giống và khác nhau, hãy cùng bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh tìm hiểu hôm nay nhé
Bệnh giang mai (Syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn, tên khoa học là Treponemapallidum gây nên.
Bệnh có thể gây thương tổn ở da-niêm mạc và nhiều tổ chức, cơ quan của cơ thể như cơ, xương khớp, tim mạch và thần kinh,...
Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục và có thể lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.
Bệnh có thể gây hậu quả trầm trọng như giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, giang mai bẩm sinh.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hằng năm ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương có trên 36 triệu trường hợp mới mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (NTLQĐTD) trong đó giang mai chiếm khoảng 2%
Bệnh lậu (Gonorrhea) là một căn bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh do song cầu khuẩn Gram-âm có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae gây nên.
Những năm gần đây bệnh lậu có xu hướng tăng và chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 65 triệu người bệnh lậu. Chỉ tính riêng Việt Nam đã có đến hàng chục nghìn ca mắc bệnh lậu mới mỗi năm.
Bệnh lậu thường gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ bệnh ở thành thị nhiều hơn nông thôn.
Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác như họng, hậu môn, mắt hay họng. Bệnh lậu ở nam thường có triệu chứng, ở phụ nữ thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng.
Bệnh giang mai chia làm 3 thời kì chính là thời kì I, II và III
1, Săng (chancre)
Săng có các đặc điểm như sau: Là vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có bờ nổi gờ lên hoặc lõm xuống, bề mặt bằng phẳng, màu đỏ thịt tươi. Nền của săng giang mai thường rắn, cứng, đó là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt các vết trợt khác. Săng giang mai không ngứa, không đau, không có mủ, không điều trị cũng tự khỏi.
- Số lượng săng thường chỉ có một, xuất hiện ngay tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Săng giang mai thường xuất hiện khoảng 3 - 4 tuần (từ 10 – 90 ngày) sau khi bị lây nhiễm.
Vị trí khu trú: Săng thường thấy ở bộ phận sinh dục (> 90% các trường hợp).
- Ở nữ giới: Săng thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, mép sau âm hộ, lỗ niệu
đạo, cổ tử cung.
- Ở nam giới: Săng thường ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, dây hãm, bìu, xương mu, bẹn. Với những người quan hệ tình dục qua hậu môn, săng có thể ở trực tràng hoặc quanh hậu môn.
2, Hạch
- Vài ngày sau khi có săng ở bộ phận sinh dục, các hạch vùng bẹn thường bị viêm, họp thành chùm trong đó có một hạch to hơn các hạch khác gọi là "hạch chúa"
- Hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau và vào tổ chức xung quanh.
- Thời kỳ thứ II bắt đầu khoảng 6 - 8 tuần sau khi săng xuất hiện. Đây là giai đoạn xoắn khuẩn vào máu và đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể nên thương tổn có tính chất lan tràn, ăn nông hời hợt trên mặt da, có rất nhiều xoắn khuẩn trên thương tổn nên thời kỳ nàyrất lây, nguy hiểm nhiều cho xã hội hơn là bản thân người bệnh. Giang mai thời kỳ II có thể chia thành: giang mai thời kỳ II sơ phát và giang mai thời kỳ II tái phát.
- Thời kỳ này thường bắt đầu vào năm thứ ba của bệnh
- Ngày nay ít gặp giang mai thời kỳ III vì người bệnh thường được phát hiện và điều trị sớm bằng penicilin.
Ở Thời kỳ này thương tổn có tính chất khu trú, mang tính phá hủy tổ chức, gây nên những di chứng không hồi phục, thậm chí tử vong cho người bệnh. Đối với xã hội, thời kỳ này ít nguy hiểm vì khả năng lây lan trong cộng đồng bị hạn chế.
Các thương tổn giang mai III:
- Đào ban giang mai III: Là những vết màu hồng, sắp xếp thành nhiều vòng cung, tiến triển rất chậm, tự khỏi, không để lại sẹo.
- Củ giang mai: Thương tổn ở trung bì, nổi lên thành hình bán cầu có đường kính khoảng 5 - 20mm, giống như hạt đỗ xanh.
Ngoài thương tổn ở da/niêm mạc, giang mai thời kỳ III cũng thường khu trú vào phủ tạng như:
- Tim mạch: Gây phình động mạch, hở động mạch chủ.
- Mắt: Viêm củng mạc, viêm mống mắt.
- Thần kinh: Viêm màng não cấp
- Biểu hiện sớm nhất là cảm giác khó chịu dọc niệu đạo kèm đái rắt.
- Mủ có thể tự chảy ra hoặc đi tiểu ra mủ, dịch mủ có mùi hôi khó chịu
- Đái buốt, đái rắt, đi đái bắt đầu thấy đau tuy chưa đau bằng lúc bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
- Miệng sáo, quy đầu viêm đỏ, có mủ chảy ra tự nhiên hoặc chảy ra khi vuốt dọc
từ gốc dương vật.
- Toàn thân: có thể sốt, mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hằng ngày
- Thường do lậu cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không đúng. Biểu hiện lâm sàng thường khó nhận biết làm người bệnh không biết mình bị bệnh. Điều này đa số xảy ra ở chị em phụ nữ, lậu ở phụ nữa thường không biểu hiện hoặc biểu hiện không rõ ràng, dễ khiến người bệnh tưởng mình bị mắc các bệnh phụ khoa thông thường.
Bệnh lậu mãn tính có thể thấy các triệu chứng sau:
- Có giọt mủ vào buổi sáng khi chưa đi tiểu gọi là "giọt mủ ban mai".
- Đái buốt không rõ ràng. Người bệnh có cảm giác nóng rát, đau nhức mỗi khi đi đái. Nhiều bệnh nhân miêu tả mỗi lần đi đái là mỗi lần bị tra tấn. Đó là dấu hiệu bệnh lậu của bạn đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mãn tính, cần kịp thời chữa trị ngay
- Đái rắt do viêm niệu đạo sau.
- Có thể có các biến chứng như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh.
- Đời sống sinh hoạt hằng ngày bị đảo lộn, đau nhức toàn thân, chán nản,...
Bệnh lậu và giang mai là những bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nên cách đề phòng hiệu quả nhất đó là có lối sống tình dục lành mạnh, thủy chung, quan hệ một vợ một chông.
- Tuyên truyền, giáo dục y tế cho cộng đồng thấy được nguyên nhân, cách lây
truyền, tác hại cũng như độ nguy hiểm mà bệnh giang mai đem đến cho cộng đồng.
- Đời sống tình dục an toàn: Chung thủy một vợ, một chồng, không lăng nhăng, “chán cơm thèm phở- thích nghe trống kèn”
- Quan hệ tình dục không xâm nhập. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Dùng đúng cách và thường xuyên, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm, "khách làng chơi".
- Hạn chế có nhiều mối tình, tình một đêm để hạn chế tối đa không những cho bệnh giang mai mà còn các bệnh lây lan qua đường tình dục khác như lậu, sùi mào gà,...
- Thực hiện chương trình 100% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với đối tượng gái mại dâm.
Bạn có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh lậu bằng các cách sau đây:
- Luôn sử dụng bao cao su, tấm bảo vệ miệng (vật chặn răng) khi quan hệ tình dục bằng miệng hay qua đường âm đạo, hậu môn hay bất kì tư thế nào khác nhé.
- Giảm thiểu số bạn tình, tình một đêm, quan nên quan hệ nhiều lần cùng một lúc.
- Giảm thiểu tối đa số lần anh em đi massage, gái massage có thể là nguồn lây bệnh lậu chính.
- Trao đổi với bạn tình về tình trạng sức khỏe của họ và thực hiện các xét nghiệm đầy đủ, định kỳđể xem có mắc bệnh lây truyền hay không.
- Đi xét nghiệm, khám tổng quát thường xuyên để xem mình có bị mắc bất kì căn bệnh lây qua đường tình dục nào hay không ?
- Tuyên truyền, giáo dục y tế cho cộng đồng thấy được nguyên nhân, cách lây truyền, độ nguy hiểm, biến chứng cũng cách phòng tránh hiệu quả.
- Tập huấn chuyên môn cho các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa da liễu và sản phụ khoa để khống chế đến mức tối đa lậu mắt ở trẻ sơ sinh.
- Hướng dẫn tình dục an toàn: Chung thủy một vợ, một chồng, không lăng nhăng có bồ nhí, hay tự ý lên cơn “chán cơm thèm phở” rồi chơi gái mại dâm xong chuốc lậu vào thân.
- Không nên quan hệ tình dục với những người nghiện ma túy, chất kích thích vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền.
- Nên điều trị lậu cho cả vợ và chồng, tránh vợ chồng là nguồn lây qua lại của nhau
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh lậu nếu không muốn bệnh tình thêm nặng hay lây vi khuẩn lậu cho người khác.
Lời kết
Thông qua bài biết trên, benhlau.vn đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về triệu chứng của bệnh lậu và giang mai cũng như một tá cách phòng tránh 2 bệnh trên sao cho hiệu quả nhất. Để biết thêm cách chữa bệnh hiệu quả, xem thêm tại đây
Bệnh lậu và giang mai là 2 bệnh lây truyền phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Chính vì thế, đẩy lùi bệnh lậu, giang mai ra khỏi cộng đồng là trách nhiệm của không chỉ riêng mình ai mà là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Nếu thấy bài viết này hay, nhiều cảm xúc thì đừng ngần ngại cho bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh một like, một share để lan truyền những giá trị này đến cộng đồng nhé.
Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào thì hãy comment ngay phía dưới phần bình luận để đội ngũ y bác sĩ có thể hỗ trợ bạn tốt nhất nhé.
Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và không bao giờ bị mắc bệnh lậu hay giang mai nhé.
Tác Giả Bs Nguyễn Đức TỈnh 0966089175
Các Bài viết có thể bạn quan tâm:
https://nguyenductinh.com/lich-su-phat-trien-vi-khuan-lau.html
https://nguyenductinh.com/benh-lau-co-lay-truyen-khong-top-cac-duong-lay-truyen-benh-lau.html
https://nguyenductinh.com/benh-lau-bao-nhieu-ngay-thi-phat-benh.html
Chia sẻ bài viết: