MENU
Danh mục sản phẩm
19/08/2021 - 3:41 PMBS Nguyễn Đức Tỉnh 3662 Lượt xem

 

 

Bệnh kim la là gì

Bệnh kim la hay tên khoa học được gọi là bệnh lậu là một căn bệnh xã hội phổ biến nhất do một loại vị khuẩn song cầu khuẩn gây ra. Bệnh kim la thường lây từ người sang người không chừa một ai, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau nếu không có các biện pháp phòng tránh phù hợp.

Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia, những người tự độ tuổi từ 15-49 là những người có nguy cơ mắc các bệnh kim la liên quan tới đường tình dục cao nhất, trong đó bệnh kim la chiếm từ 93% - 95%.

 

Hình ảnh vi khuẩn lậu cầu

Hình ảnh vi khuẩn lậu cầu

 

Trên thế giới, hàng năm có đến hàng chục triệu người mắc bệnh kim la. Tại Việt Nam, theo báo cáo hàng năm có hơn 3.000 trường hợp, tuy nhiên theo ước tính thì có khoảng vài chục ngàn trường hợp mỗi năm chủ yêu lây qua đường tình dục là nhiều nhất.

Tỷ lệ nam mắc bệnh sau khi quan hệ không an toàn với nữ bị bệnh kim la qua đường âm đạo là từ 20% đến 30%, tỷ lệ này ở nữ khi quan hệ tình dục với nam mắc bệnh là 60% đến 80%.

Mức độ nguy hiểm của bệnh kim la

Trước đây, khi bệnh lậu mới được biết đến, vào những năm 1940 bệnh lậu có thể được chữa trị một cách rất dễ dàng nhờ kháng sinh penicillin. Nhưng ngày nay, vi khuẩn lậu đã phát triển thêm rất nhiều chủng loại mới kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh thông thường, muốn chữa trị cần một số loại thuốc kháng sinh chuyên biệt đặc hiệu cho bệnh lậu.

Phần lớn mọi người không đáng giá mức độ nghiệm trọng của bệnh lậu đối với sức khỏe con người. Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu ca mắc bệnh lậu mới. Điều đáng lo là nhiều bệnh nhân không biết bản thân mình bị nhiễm vi khuẩn lậu. Một số nam giới và 80% phụ nữ mắc bệnh lậu không có bất cứ triệu chứng gì.

Tuy bệnh lậu hiếm khi gây tử vong nhưng nó là nguyên nhân chính gây nên vô sinh ở phụ nữ và rất rất nhiều hệ lụy nguy hiểm liên quan mật thiết tới lăn bệnh này.

Mắc bệnh lậu có thể gây nên những biến chứng cực nguy hiểm cho cả nam và nữ như:  viêm hậu môn, viêm họng do bệnh lậu, viêm khớp do lậu, viêm quanh gan, biến chứng ở tim,...

- Nếu không chữa kịp thời, bệnh kim la cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính

- Ở nam giới có thể gây viêm tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt gây giảm chức năng sinh lý, vô sinh, ung thư sinh dục.

- Ở nữ giới có thể gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng, nặng có thể gây absses vùng chậu, vô sinh

- Giảm sức đề kháng cơ thể , người bệnh thường có biểu hiện lo âu, trầm cảm khi bị bệnh kéo dài

 

- Gây tốn kém về kinh tế cho người bệnh khi điều trị lâu dài.

Các đường lây lan của bệnh kim la

Bệnh kim la lây qua quan hệ âm đạo

- Bệnh kim la lây qua đường miệng

- Bệnh kimla lây qua đường quan hệ hậu môn

- Bệnh kim la lây qua đồ chơi tình dục (Sextoy)

 

các đường lây truyền bệnh lậu

Các đường lây truyền bệnh lậu

 

- Bệnh kim la lây từ mẹ sang con

- Bệnh kim la lây qua đường máu

- Bệnh kim la lây qua vật dụng, đồ dùng, xem thêm tại đây

Các dấu hiệu khi bị mắc bệnh kim la:

Nếu như bình thường, người đã nhiễm bệnh lậu sẽ phát hiện các triệu chứng sau 3-5 ngày. Nhưng trong một số trường hợp, người nhiễm bệnh lậu không xuất hiện bất kì triệu chứng gì.

Dấu hiệu mắc bệnh kim ở nữ giới

Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới là khoảng từ 2-3 tuần. Sau thời gian ủ bệnh, Các triệu chứng mắc bệnh ở nữ giới thường rất mờ nhạt hoặc không có triệu chứng gì, người bệnh thường nhầm với các biểu hiện viêm nhiễm khác. người nhiễm bệnh lậu sẽ có các triệu chứng lâm sàngsau đây.

Bệnh lậu ở nữ thường bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Người bệnh đái khó và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, khi ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra. Chảy nhiều dịch mủ từ âm đạo có màu vàng hoặc vàng xanh gây mùi hôi khó chịu. Với trường hợp nặng, có khi người bệnh bị viêm cả hậu môn do mủ kèm theo vi khuẩn lậu chảy vào hậu môn.

 

Dấu hiệu bệnh kim la ở nữ

Dấu hiệu bệnh kim la ở nữ

 

  • Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ tử cung đỏ, lộ tuyến.
  • Viêm vòi trứng: viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu
  • Đi tiểu dắt, tiểu buốt, đau rát khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Nếu thăm khám sẽ thấy cổ tử cung sưng đỏ, có dấu hiệu của tổn thương.
  • Các triệu chứng kèm theo: sốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.

Dấu hiệu mắc bệnh kim la ở nam giới

Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới thường ngắn hơn so với nữ giới, khoảng 1 tuần sau khi nhiễm bệnh. Đặc biệt, các dấu hiệu lâm sàn khi bị nhiễm bệnh lậu ở nam giới khá dễ nhầm lẫn với các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Tuy nhiên, triệu chứng đầu tiên ở nam giới thường là cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu, sau đó có thêm các triệu chứng như:

- Viêm niệu đạo trước cấp tính: thường gặp ở 90% người mắc bệnh lậu, với các triệu chứng như ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép ở miệng sáo trở nên tấy đỏ, lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây nên tình trạng viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó, chất mủ màng trắng đục hoặc vàng đục chảy ra, cảm giác nóng buốt tăng lên khiến người bệnh có cảm giác tiểu buốt, thậm chí tiểu từng giọt

 

Dấu hiệu bệnh lậu  ở nam giới

Dấu hiệu bệnh kim là ở nam giới

 

- Đi tiểu dắt, tiểu khó khăn, có thể tiểu ra vài giọt máu, mủ chảy ra nhiều hơn, hạch bẹn có thể sưng đau, bị cường dương và đau khi dương vật cương lên

- Đau họng: Có thể xuất hiện bệnh lậu ở miệng nếu như quan hệ tình dục bằng miệng, bởi đây là một trong những đường lây truyền bệnh lậu. Nhiều người có thể bị lậu ở cổ họng mà không có triệu chứng rõ ràng.

Bệnh có thể tiến triển thành lậu mãn tính nếu sau 1 tháng kể từ khi nhiễm bệnh mà không được điều trị kịp thời và đúng cách. Khi đó, triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt giảm dần, chỉ có giọt nhầy mủ lúc sáng sớm chưa đi tiểu gọi là dấu hiệu giọt ban mai.

Các biện pháp phòng tránh bệnh kim la

Để tránh bị mắc bệnh lậu, bạn nên sử dụng các biện pháp sau đây để giảm thiểu cũng như tránh nguy cơ mắc bệnh lậu về bản thân mình nhé:

-Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng

-Dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ như bao cao su, tấm chắn miệng…

-Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là vệ sinh đường sinh dục sau khi giao hợp

-Chăm chỉ luyện tập, tăng cường sức mạnh, sức đề kháng cơ thể

-Đi khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản ít nhất một năm một lần để phát hiện sớm tình trạng bệnh

Điều trị bệnh kim la tận gốc

https://nguyenductinh.com/dieu-tri-benh-lau-o-nguoi-lon-theo-huong-dan-cua-cdc.html

Nguyên tắc điều trị bệnh kim la

Khi người bệnh phát hiện các dấu hiệu của bệnh kim là, cần nắm vững các nguyên tắc sau:

-Đi khám sớm tại các phòng khám, bệnh viện có uy tín ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh kim la để điều trị sớm 

-Kết hợp điều trị cả bạn tình cùng mắc bệnh kim la

-Uống thuốc điều trị bệnh kim la đúng phác đồ, đủ thời gian

-Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý bỏ thuốc

-Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục, sử dụng chất kích thích trong thời gian trị bệnh kim la

Xem thêm : Chữa bệnh lậu ở đâu tốt nhất

Thuốc điều trị bệnh Kim la hiệu quả

Bệnh kim la là bệnh có thể được điều trị được bằng thuốc kháng sinh chuyên biệt với liều lượng cao, đắt tiền.

Hiện nay để điều trị bệnh kim la tốt nhất là phát hiện sớm, chữa bệnh trong giai đoạn cấp tính sẽ cho hiệu quả cao, người bệnh ít bị biến chứng của bệnh.

Để điều trị bệnh kim la hiệu quả ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

1, Sử dụng phác đồ thuốc tây y hiện đại

 

2, sử dụng phác đồ thuốc đông y chữa bệnh lậu – y học cổ truyền

3, sử dụng một số cây thuốc và vị thuốc nam hiệu quả xem tại đây

4, Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ như DHA, bơm rửa bàng quang, liệu pháp nhiệt…

Để biết thêm thông tin cách chữa bệnh kim la hiệu quả, click here để biết thêm chi tiết.

Các dấu hiệu khỏi bệnh kim la sau khi điều trị:

Người bệnh hết các cảm giác đau buốt, khó chịu ở đường tiểu

Sau thời gian chữa trị không còn thấy chảy mủ ở dương vật hay ra huyết trắng ở phụ nữ

Khi làm các xét nghiệm không thấy mầm bệnh trong cơ thể.

Các xét nghiệm bệnh kim la hiệu quả

Xét nghiệm soi tươi vi khuẩn kim la

Xét nghiệm nuôi cấy viu khuẩn kim la

Xét nghiệm PCR bệnh kim là

Các xét nghiệm khác cùng lây truyền qua đường tình dục kèm theo

xem thêm :https://nguyenductinh.com/xet-nghiem-benh-lau-nhu-the-nao

Hướng dẫn cách sinh hoạt khi bạn bị mắc bệnh kim la:

Các điều bạn nên làm khi mắc bệnh kim la:

Đi khám sớm ngay khi phát hiện bệnh tại các cơ sở, phòng khám uy tín

Không tự ý mua thuốc về nhà sử dụng

Tuyệt đối kiêng quan hệ và kiêng chất kích thích khi điều trị bệnh kim la

Nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng, protein để cơ thể nhanh hồi phục

Uống nhiều nước để tăng đào thải vi khuẩn

Trao đổi thẳng thắn tình trạng bệnh cho bạn tình biết để cùng phòng tránh.

Các điều bạn nên tránh khi mắc bệnh kim la:

Không làm việc nặng, chơi thể thao quá sức

Không nặn bóp , thủ dâm trong khi chữa bệnh

Không quan hệ tình dục dưới mọi hình thức

Không dùng chung quần áo với người khác

Không vứt rác, xả rác thải có dính mầm bệnh ra môi trường

Trên đây là một số tổng hợp về nguyên nhân triệu chứng, cách chữa và cách dự phòng cũng như hướng dẫn bạn cách sinh hoạt khi bạn bị bệnh kim la. Để biết thêm các thông tin về bệnh lý hãy gọi ngay cho bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh bv175 để được tư vấn nhé.

Hoặc truy cập vào website Nguyenductinh.com để biết thêm thông tin về bệnh. Chúc bạn và gia điình luôn mạnh khỏe.

Các bài cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm

 https://nguyenductinh.com/duong-vat-chay-mu-va-ngua-la-benh-gi.html

 https://nguyenductinh.com/tac-hai-cua-benh-lau-doi-voi-nam-va-nu-gioi.html

https://nguyenductinh.com/chua-benh-lau-het-bao-nhieu-tien-chi-phi-dieu-tri-lau-dat-khong.html

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
Video

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin nổi bật
Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu
bài viết mô tả lịch sử phát hiện và các phương pháp chữa trị bệnh lậu từ cổ xưa tới hiện đại.
Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu
Phác đồ điều trị bệnh lậu cập nhật mới nhất của bộ y tế, hiệp hội niệu khoa châu âu và CDC hoa kỳ về chữa bệnh lậu, bệnh lậu kháng thuốc. Bcs sĩ Nguyễn...
Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018 Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018
Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi...
Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không
Bệnh lậu không triệu chứng là gì, làm sao để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, bệnh lậu không triệu chứng điều trị như thế nào là câu hỏi của rất...
BS Nguyễn Đức Tỉnh
Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Công, Phường 3 Gò Vấp TP.HCM
Hotline: 0976958582
Email: bstinh175@gmail.com
Website: https://nguyenductinh.com/
Sáng chế - giải thưởng
Mạng xã hội
Facebook youtube google instagram

Website đang chờ cấp phép bộ công thương

Home icon Youtube icon zalo icon Call icon
Call icon