MENU
Danh mục sản phẩm
08/08/2021 - 8:48 PMBS Nguyễn Đức Tỉnh 1349 Lượt xem

 

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lậu ưa thích những nơi có ẩm ướt, ấm nóng, đa phần xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, tuy nhiên bệnh cũng có thể lan sang các bộ phận khác như hậu mô mắt, miệng, họng và lưỡi....

Hôm nay, Bác sỹ Tỉnh sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của mọi người về bệnh lậu ở lưỡi.

Hãy cùng nhau khám phá nhé!

[Bệnh lậu] là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh do một loại song cầu khuẩn hình hạt cà phê có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.

 

hình ảnh vi khuẩn lậu

Hình ảnh vi khuẩn lậu

 

Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến với tốc độ lây truyền khá nhanh,  không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, mỗi năm trên thế giới ghi nhận hàng chục triệu ca mắc mới bệnh lậu.

Bệnh lậu lây truyền cho cả nam và nữ. Trên 90% người mắc lậu do quan hệ tình không an toàn với người mắc bệnh, còn lại là do các tác nhân khác.

Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh lậu như: sưng đau bộ phận sinh dục ở cả hai giới, ra mủ trắng đục, có mùi hôi khó chịu, đi tiểu buốt, tiểu rát, cơ thể mệt mỏi, toàn thân đau nhức ê ẩm. Bệnh lậu đa phần biểu hiện khá rõ ràng ở nam giới chỉ sau 2-5 ngày nhiễm bệnh, tuy nhiên, ở nữ giới, lậu thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không rõ ràng khiến các chị em dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.

Bệnh lậu lưỡi là gì?

Bệnh lậu lưỡi là do vi khuẩn lậu xâm nhập vào khoang miệng theo rất nhiều nguyên nhân khác nhau, Vi khuẩn lậu sống ký sinh ở lưỡi và gây nên các triệu chứng như lên mụn, lở loét, thậm chí mưng mủ.

Tuy nhiên, bệnh nhân mắc lậu lưỡi cũng không nên quá lo lắng. Nếu hiểu đúng về bệnh lậu, lậu lưỡi, cách lây truyền, biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị thì bạn hoàn toàn cho thể trị khỏi bệnh và không lo vấn đề bệnh tái phát nhé.

Nguyên nhân mắc bệnh lậu lưỡi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh lậu lưỡi, trong đó có một số nguyên nhân chính sau đây:

  • - Bên cạnh hình thức quan hệ truyền thống thì hình thức quan hệ bằng miệng (Oral Sex) ngày càng phổ biến. Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lậu ở lưỡi bùng phát và lây truyền một cách mạnh mẽ.
  • - Hôn môi cũng là một trong những con đường lây truyền bệnh lậu khá phổ biến.
  • - Sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, bàn chải, thìa,… sẽ khiến bệnh lây lan một cách nhanh chóngtừ người này sang người khác

Các triệu chứng của bệnh lưỡi miệng là gì?

Thông thường, khi khuẩn lậu xâm nhập vào vùng niêm mạc miệng, lưỡi thì sau 2-3  ngày, vi khuẩn lậu sẽ bắt đầu sinh sôi trong khoang miệng bệnh nhân và có những triệu chứng đầu tiên

Bệnh lậu ở lưỡi được chia làm hai giai đoạn chính là: Lậu lưỡi cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng tương ứng của các giai đoạn này sẽ được thể hiện như sau:

Biểu hiện bệnh lậu lưỡi giai đoạn cấp tính

Đây là giai đoạn ban đầu của bệnh, lúc này người bệnh sẽ nhận thấy

- Trong khoang miệng, ở lưỡi sẽ có xuất hiện ổ dịch mủ, màu trắng hoặc vàng nhạt, mủ có mùi hôi khó chịu.

- Các chỗ dịch mủ sẽ sưng tấy lên, gây đau rát, cực kì khó chịu cho người bệnh.

- Cổ họng có cảm giác sưng đau, ngứa ngáy, khó khăn trong ăn uống.

- Số lượng dịch mủ ít hay nhiều sẽ tùy thuộc vào mức độ và tình trạng viêm nhiễm ở từng người bệnh.

- Xuất hiện nhiều giả mạc trắng ở niêm mạc lưỡi, niêm mạc miệng, niêm mạc họng

bệnh lậu ở miệng, lưỡi

 

Biểu hiện bệnh lậu lưỡi giai đoạn mãn tính

Đây là giai đoạn bệnh lậu ở lưỡi đã chuyển biến xấu hơn, tình trạng nhiễm trùng lúc này đã nặng hơn.

- Vùng miệng, lưỡi của người bệnh xuất hiện nhiều ổ dịch mủ, gây lở loét kèm mùi hôi khó chịu.

- Cơ thể mệt mỏi, mất sức, sốt cao và ớn lạnh

- Bắt đầu chán ăn, ăn không ngon, cực kì khó ăn uống, thậm chí uống nước cùng rất đau.

- Nổi hạnh quanh vùng cổ và viêm họng kéo dài.

Theo như gợi ý của các chuyên gia sức khỏe, [bệnh lậu ở miệng] cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi còn ở giai đoạn cấp tính. Nếu lậu đã chuyển biến sang mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát và điều trị bệnh, khả năng cao vi khuẩn lậu sẽ lây lan qua các bộ khác bên trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài ra bệnh nhân bị bệnh lậu ở lưỡi cũng có thể mắc triệu chứng bệnh lậu ở các cơ quan khác, xem thêm [Tại Đây]

Bệnh lậu lưỡi có nguy hiểm không?

Quay trở lại với vấn đề “bệnh lậu ở lưỡi có nguy hiểm không?”

Câu trả lời là: CÓ, thậm chí là rất nguy hiểm và có liên quan đến tính mạng người bệnh.

Các biến chứng của bệnh lậu có thể sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, ung thư vòng họng, viêm xương khớp; gây ra những tổn thương về tim mạch, hệ thần kinh, não bộ, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục khác.

Hoặc khuẩn lậu có thể tự lây nhiễm sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh, như: Vùng mắt, bộ phận sinh dục, hậu môn gây ra các bệnh lý viêm nhiễm sinh dục, gây vô sinh hay tệ hơn là ung thư bộ phận sinh dục dẫn đến tử vong.

Trong thai kỳ, nếu người mẹ mắc bệnh lậu, khuẩn lậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi, dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai, viêm kết giác mạc ở trẻ, có thể dẫn đến mù lòa.

Bị bệnh lậu ở lưỡi có cần đi khám không?

Như đã nêu ở trên, nếu phát hiện mình có các dấu hiệu của bệnh lậu lưỡi thì bạn nên nhanh chóng liên hệ với các y bác sĩ cho chuyên môn hoặc đến thăm khám tại bệnh viện, phòng khám để biết chính xác, xét nghiệm bệnh cũng như có những liệu trình điều trị lậu lưỡi phù hợp khi bệnh đang còn ở giai đoạn mãn tính.

Dùng nước súc miệng có hạn chế được lậu lưỡi không?

Trước đây, một hàng sản xuất nước súc miệng đã tuyên bố rằng “nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lậu” lúc đó mọi người cũng chỉ cười cho vui và không tin vào tuyên bố này. Cho đến gần đây, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh tuyên bố này.

 

 

Betadin súc họng

Betadin súc họng

 

Nước súc miệng đã được chứng mình có thể làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn lậu có trong khoang miệng của bệnh nhân. Chính vì thế, thường xuyên dùng nước súc miệng hằng ngày hay dùng nước súc miệng sau mỗi lần quan hệ bằng miệng cũng là một trong những giải pháp giúp hạn chế khả năng mắc bệnh.

Tuy nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn lậu, nhưng nó cũng chỉ là sản phẩm bổ sung, hoàn toàn không có tác dụng thay thế liệu pháp trị bệnh được đưa ra từ bệnh viện hay các phòng khám uy tín, chất lượng.

Bệnh lậu ở lưỡi có điều trị như thế nào?

cũng giống như bệnh lậu ở các cơ quan khác, điều quan trọng là bạn phải phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị đúng phác đồ và tuân thủ thời gian. điều trị bệnh lậu ở lưỡi được chia làm hai nhóm: 

ĐIều trị bệnh lậu tại chỗ ở lưỡi : có thể dùng các dung dịch nước súc miệng có tính chất diệt khuẩn như nước muối sinh lý, nước súc họng betadin......hoặc chế phẩm viên kẹo kháng sinh ngậm dưới lưỡi.

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc uống chung như điều trị bệnh lậu ở các cơ quan khác, xem chi tiết tại đây: https://nguyenductinh.com/cach-chua-benh-lau.html

Cách phòng chống bệnh lậu lưỡi hiệu quả

Phòng tránh bệnh lậu lưỡi là một nước đi sáng suốt giúp bạn không phải đối mặt với hàng tánhững nguy hiểm mà bệnh lậu mang lại.

Bạn đọc có thể tham khảo một số cách sau đây để áp dụng nhé!

- Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng khi xuất hiện những tổn thương, vết xước trên bộ phận sinh dục. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng nên có đồ bảo vệ và sau khi quan hệ nên súc miệng qua dd sát khuẩn như nước súc miệng.

- Hạn chế tối thiểu các kiểu quan hệ hậu môn, quan hệ bằng miệng (Oral Sex), nếu có nên xài bao cao su 100% để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh lậu.

- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ và không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, tình một đêm, quan hệ với gái mại dâm, gái massage, trai bao,...

- Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục là cách phòng tránh bệnh lậu một cách hiệu quả.

- Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

- Tìm hiểu về nguyên nhân và những con đường lây bệnh để phòng tránh bệnh hiệu quả.

- Tuyệt đối không sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như khăn tắm, khăn lau mặt, son, thia, ly uống nước vì bạn có thể là đối tượng tiếp theo của vi khuẩn lậu bám trên bề mặt các vật dụng này đấy.

Bệnh lậu lưỡi có thể chữa khỏi được không?

Bệnh lậu có thể chữa khỏi được hay không là một trong những câu hỏi phổ biến nhất.

Với công nghệ khoa học phát triển vượt trội như hiện tại, bệnh nhân nếu không may mắc bệnh cũng không nên quá lo lắng, bệnh lậu nói chung và lậu lưỡi nói riêng hoàn toàn có thể được chữa trị khỏi 100% bằng các loại thuốc Tây y , Đông y hay các phương pháp điều trị tiên tiến như công nghệ DHA

Khả năng tái phát bệnh lậu miệng có cao không?

Tùy vào tình trạng, thói quen hay cách phòng tránh bệnh lậu của bạn mà tỷ lệ tái phát bệnh lậu sẽ khác nhau.

Thông thường tỷ lệ này sẽ rất thấp, thậm chí là không nên như bạn tuân thủ đúng những nguyên tắc phòng chống bệnh lậu, lậu lưỡi và nghe theo những tư vấn của các y bác sĩ chuyên ngành.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu về căn bệnh nguy hiểm mang tên bệnh lậu ở lưỡi. Đây là một căn bệnh nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời để không lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Mong rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể nâng cao được ý thực tự bảo vệ bản thân và chính gia đình mình, tránh xa bệnh lậu, góp phần vào công cuộc đẩy lùi bệnh lậu ra khỏi cộng đồng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn 1-1 cùng với bác sĩ chuyên ngành chữa lậu, hãy nhấc ngay máy lên và gọi đến số bác sỹ [Nguyễn Đức Tỉnh] 0966.089.175 để được tư vấn miễn phí ngay nhé.

Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Video

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tin nổi bật
    Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu
    bài viết mô tả lịch sử phát hiện và các phương pháp chữa trị bệnh lậu từ cổ xưa tới hiện đại.
    Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu
    Phác đồ điều trị bệnh lậu cập nhật mới nhất của bộ y tế, hiệp hội niệu khoa châu âu và CDC hoa kỳ về chữa bệnh lậu, bệnh lậu kháng thuốc. Bcs sĩ Nguyễn...
    Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018 Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018
    Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi...
    Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không
    Bệnh lậu không triệu chứng là gì, làm sao để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, bệnh lậu không triệu chứng điều trị như thế nào là câu hỏi của rất...
    BS Nguyễn Đức Tỉnh
    Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Công, Phường 3 Gò Vấp TP.HCM
    Hotline: 0976958582
    Email: bstinh175@gmail.com
    Website: https://nguyenductinh.com/
    Sáng chế - giải thưởng
    Mạng xã hội
    Facebook youtube google instagram

    Website đang chờ cấp phép bộ công thương

    Home icon Youtube icon zalo icon Call icon
    Call icon