MENU
Danh mục sản phẩm
05/08/2021 - 11:03 PMBS Nguyễn ĐỨc Tỉnh 1773 Lượt xem

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. Hình ảnh vi khuẩn lậu
  • Bệnh lậu miệng là gì?
    1. Bệnh lậu ở miệng có phổ biến không?
    2. Nhóm Người nào có nguy cơ cao đối với bệnh lậu ở miệng?
    3. Bệnh lậu ở miệng lây từ người này sang người khác như thế nào ?
    4. Bệnh lậu miệng có nguy hiểm không 
  • Hôn nhau có lây bệnh lậu không ta?
    1. Vi khuẩn lậu có thể xuất hiện ở miệng và lây lan theo những trường hợp sau
  • Các triệu chứng của bệnh lậu miệng là gì ?
    1. Các triệu chứng có thể bao gồm:
    2. Hình ảnh triệu chứng bệnh lậu ở miệng
    3. Bệnh lậu miệng có khác với đau họng, viêm họng hoặc các bệnh lý khác hay không
    4. Bị bệnh lậu ở miệng có cần đi khám không
    5. Hình ảnh bác sỹ khám bệnh lậu miệng
  • Bệnh lậu ở miệng điều trị như thế nào?
    1. Hình ảnh minh họa thuốc đông y chữa bệnh lậu
  • Dùng nước súc miệng có thể chống được bệnh lậu không?
    1. Nước súc miệng là gì?
    2. Nước súc miệng có tác dụng đối với bệnh lậu hay không?
      1. Nghiên cứu tại Úc 
      2. Nghiên cứu tại Đại học Monash, Anh 
    3. Cách sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả tối ưu
      1. Dùng nước súc miệng trước hay sau khi đánh răng? 
      2. Dùng nước súc miệng xong có cần súc lại bằng nước?
      3. Bạn nên súc miệng trong thời gian bao lâu?
  • Hậu quả gì nếu bệnh lậu miệng không được điều trị?
    1. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
  • Bệnh lậu miệng có thể chữa khỏi được không?
  • Khả năng tái phát bệnh lậu miệng có cao không ?
  • Cách phòng tránh bệnh lậu miệng hiệu quả 
  •  

     

    Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.

     

    hình ảnh vi khuẩn lậu

    Hình ảnh vi khuẩn lậu

     

    Bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, trực tràng và cổ họng. Đây là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 24.

    Bệnh lậu miệng là gì?

    Bệnh lậu miệng là một  biểu hiện của bệnh lậu, do vi khuẩn kí sinh ở niêm mạc vùng miệng, hầu họng gây nên.Người bị lậu ở miệng có thể bị đồng thời bệnh lậu ở nhiều cơ quan trên cơ thể qua rất nhiều cách lây khác nhau. Người bị bệnh lậu ở đường sinh dục có thể bị thêm lậu ở các cơ quan khác như mắt, miệng, hậu môn mà lý do chủ yếu là dính phải dịch mủ chứa vi khuẩn lậu.

    Bệnh lậu ở miệng có phổ biến không?

    Đã có một số nghiên cứu được công bố về bệnh lậu ở miệng, nhưng hầu hết tập trung vào các nhóm cụ thể, chẳng hạn như phụ nữ quan hệ tình dục khác giới và nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

    Những nghiên cứu trên cho thấy có hơn 85% người trưởng thành có quan hệ tình dục đã từng quan hệ tình dục bằng miệng và bất kỳ ai quan hệ tình dục bằng miệng không được bảo vệ đều có nguy cơ mắc bệnh lậu ở miệng

    Bệnh lậu ở miệng hiếm khi gây ra các triệu chứng và thường khó phát hiện. Điều này có thể dẫn đến việc điều trị chậm trễ, làm tăng nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

    Hỏi đáp bệnh lậu là gì

    Bị bệnh lậu kiêng những gì

    Dương vật ngứa và chảy mủ là bệnh gì 

    Bệnh kim la là gì

    Nhóm Người nào có nguy cơ cao đối với bệnh lậu ở miệng?

    Hầu hết tất cả mọi người trong độ tuổi có sinh hoạt tình dục đều có nguy cơ mắc bệnh lậu nói chung và bệnh lậu ở miệng nói riêng, tuy nhiên nhóm người thường xuyên dùng miệng quan hệ ( Oral Sex) có nguy cơ cao hơn hẳn, theo thống kê không đầy đủ có hơn 80% nhân viên Massage có dương tính với vi khuẩn lậu ở miệng.

    Bệnh lậu ở miệng lây từ người này sang người khác như thế nào ?

    Bệnh lậu ở miệng có thể lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng được thực hiện trên bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người bị bệnh lậu.

    Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế, có một vài báo cáo trường hợp cũ hơn về việc lây truyền qua hôn nhau, giới trẻ gọi là “cháo lưỡi” hay “nụ hôn kiểu Pháp”., tuy nhiên trường hợp này thường ít hơn việc dùng miệng quan hệ là rất nhiều.

    Bệnh lậu miệng có nguy hiểm không 

    Bệnh lậu nói chung và bệnh lậu miệng nói riêng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu để bệnh lậu hay lậu miệng đến giai đoạn mãn tính, chúng sẽ để lại nhiều biến chứng với hậu quả nặng nề như viêm cổ họng, lở loét, chảy máu, gây vô sinh, viêm các tuyến của bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ, thậm chí tệ hại hơn là nhiễm khuẩn vào máu.

    Hôn nhau có lây bệnh lậu không ta?

    Hôn nhau có lây bệnh lậu không? Một câu hỏi mà ai đọc vô cùng sực cười một tiếng. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ kĩ, đây rất có thể là một trong những con đường lây lan bệnh lậu mà bạn có thể mắc phải. Tại sao lại là “Có thể”. Bởi vì, nếu người mà bạn hôn mắc bệnh lậu miệng thì rất có khả năng bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo của căn bệnh này. Ngược lại, nếu người bạn hôn không bị bệnh lậu miệng thì hôn nhau vẫn an toàn bạn nhé!

    Vi khuẩn lậu có thể xuất hiện ở miệng và lây lan theo những trường hợp sau

    - Lậu lây truyền từ miệng sang miệng: Hôn là hành động thể hiện tình cảm đôi lứa mãnh liệt và ngọt ngào (tình cảm đó có thể qua nụ hôn sâu hay còn có tên khác là nụ hôn “Kiểu Pháp”), giúp cho cảm xúc của đôi lứa được thăng hoa.

    Tuy nhiên, vì đặc tính dễ lây lan của vi khuẩn lậu cầu, nên việc hôn nhau có thể là nguyên nhân lây truyền bệnh lậu mà bạn vẫn không hề hay biết. Đặc biệt, nếu hai người hôn sâu, sự tiếp xúc và tác động của cháo lưỡi, răng lợi sẽ có khả năng cao gây trầy xước ở khoang miệng, thêm nữa là việc trao đổi nước bọt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn lậu cầu) tấn công gây bệnh lậu ở miệng một cách nhanh chóng. Rất có thể bạn đã bị bệnh lậu miệng trước khi bị bệnh lậu ở bộ phận sinh dục luôn đấy.

    - Lậu lây từ miệng người bệnh sang bộ phận sinh dục: Thông qua việc quan hệ bằng miệng (Oral Sex), đây là một kiểu quan hệ khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở các bạn trẻ muôn thử nhiều cảm giác mới lạ.

     Các vi khuẩn có trong tuyến nước bọt hoặc vết xước khoang miệng sẽ tấn công vào cơ quan sinh dục, ủ bệnh trong thời gian từ 3 đến 5 ngày (Có người đã biểu hiện sau duy nhất 1 day sau khi dính bệnh hay có người lại biểu hiện trễ hơn, khoảng 1-2 tuần sau mới phát bệnh). Sau đó, người bị lây nhiễm sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu như: chảy mủ dương vật, khí hư ra nhiều và có màu xanh, vàng, mùi hôi tanh khó chịu, tiểu nhiều và đau rát, sưng đỏ lỗ niệu đạo, xuất huyết âm đạo không trong kỳ kinh, sốt cao,…(Điển hình như các đấng mày râu muốn được thỏa mãn sinh lí nên có thể order vài em gái mại dâm hay gái massage, sau đó những em gái này thỏa mãn các chàng trai bằng miệng có nhiễm vi khuẩn lậu)

    - Lây bệnh lậu từ bộ phận sinh dục sang miệng: Vi khuẩn lậu có thể lây nhiễm khi có tiếp xúc bằng miệng với bộ phận sinh dục của người đang mắc bệnh lậu. Vi khuẩn lậu rất thích và có thể phát triển rất nhanh ở những môi trường ẩm ướt, ấm nóng như khoang miệng nên có thể lây lan rất nhanh nếu tiếp xúc với vùng này.

     

    - Bệnh lậu lây sang miệng khi dùng chung đồ cá nhân: Mắc dù trường hợp này khó xảy ra hơn nhưng không phải không có xác suất xảy ra. Nếu bạn dùng chung đồ dùng cá nhân của những người mắc bệnh lậu ở miệng như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, cốc uống nước, thìa, ống hút, hay thậm chí chơi lớn hơn là quần áo lót… sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu không mong muốn. Chính vì vậy, để phòng tránh trường hợp này, bạn nên hạn chế sử dụng chung đồ cá nhân với người khác và tránh những tiếp xúc không cần thiết với người mắc bệnh.

    Các triệu chứng của bệnh lậu miệng là gì ?

    Bệnh lậu ở nữ giới

    bệnh lậu ở nam giới

    Biểu hiện của bệnh lậu ở nam và nữ giới

      Trong hầu hết các trường hợp, bệnh lậu ở miệng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

      Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng, chúng có thể khó phân biệt với các triệu chứng thông thường của các bệnh nhiễm trùng cổ họng khác.

    Các triệu chứng có thể bao gồm:

     Viêm họng

     Đỏ trong cổ họng

     Có thể gây sốt

     Sưng hạch bạch huyết ở cổ

     

    triệu chứng bệnh lậu ở miệng

    Hình ảnh triệu chứng bệnh lậu ở miệng

     

     Đôi khi, một người bị bệnh lậu ở miệng cũng có thể bị nhiễm trùng lậu ở một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như cổ tử cung hoặc niệu đạo.

     Nếu đúng như vậy, bạn có thể có các triệu chứng khác của bệnh lậu, chẳng hạn như:

    Tiết dịch âm đạo hoặc chảy mủ dương vật bất thường

    Đau hoặc rát khi đi tiểu

    Đau khi giao hợp

    Tinh hoàn sưng lên

    Sưng hạch bạch huyết ở bẹn

    Bệnh lậu miệng có khác với đau họng, viêm họng hoặc các bệnh lý khác hay không

    Chỉ riêng các triệu chứng của bạn không thể phân biệt giữa bệnh lậu ở miệng và một tình trạng khác ở cổ họng, chẳng hạn như đau họng hoặc viêm họng do liên cầu.

    Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị mắc bệnh lậu hay không là đến gặp bác sĩ để lấy mẫu bệnh phẩm ở họng để xét nghiệm. Chỉ như vậy mới chắc chắn được hoàn toàn bạn có bị lậu ở miệng hay không

    Giống như viêm họng, bệnh lậu ở miệng có thể gây đau họng với sưng đỏ, nhưng viêm họng thường gây ra các mảng trắng trong cổ họng.

    Bị bệnh lậu ở miệng có cần đi khám không

    Bệnh lậu hoàn toàn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh theo toa để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng và ngăn ngừa lây truyền. Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.

     

    Bác Sỹ khám bệnh lậu miệng

    Hình ảnh bác sỹ khám bệnh lậu miệng

     

    Nếu bạn nghi ngờ mình đã bị phơi nhiễm, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác để kiểm tra. Bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của bạn để làm xét nghiệmkiểm tra xem bạn bị mắc loại vi khuẩn nào, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất dành cho bạn

    Bệnh lậu ở miệng điều trị như thế nào?

    Hướng dẫn cách điều trị chlamydial hiệu quả

    Điều trị bệnh lậu ở người lớn theo hướng dẫn của CDC

    Nhiễm trùng miệng khó chữa hơn nhiễm trùng sinh dục hoặc trực tràng, nhưng có thể được nếu phát hiện sớm điều trị bằng thuốc kháng sinh phù hợp. Điều trị lậu ở miệng được chia làm 2 nhóm:

     

    Điều trị tại chỗ vùng miệng bị tổn thương bằng nước súc miệng, kháng sinh ngậm dưới lưỡi.

    Điều trị toàn thân thì tương tự như điều trị bệnh lậu tại các cơ quan khác, xem chi tiết tại đây

     

    chữa bệnh lậu bằng thuốc đông y

    Hình ảnh minh họa thuốc đông y chữa bệnh lậu

     

    Bệnh lậu ở miệng cũng có thể sử dụng phác đồ thuốc đông y để chữa, tuy nhiên thời gian dùng thuốc thường kéo dài hơn bệnh lậu ở cơ quan sinh dục.

    Bạn nên tránh tất cả các quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng và hôn, trong bảy ngày sau khi hoàn thành điều trị.

    Bạn cũng nên tránh dùng chung đồ ăn thức uống trong thời gian này vì bệnh lậu có thể lây truyền qua đường nước bọt.

    Dùng nước súc miệng có thể chống được bệnh lậu không?

    bênh lậu bao nhiêu ngày thì phát bệnh

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn nên biết

    Nước súc miệng là gì?

    Cho bạn nào chưa biết thế nào là nước xúc miệng, không phải nước lọc mà các bạn ngậm vô rồi “sục sục” xong nhổ ra đâu nhé. Nước súc miệng đơn giản là một dung dịch, có mùi hoặc không có mùi, màu sắc tùy ý, thường là màu trắng hoặc xanh, chứa các chất có chức năng sát khuẩn, giúp bảo vệ răng và khoang miệng khỏi vi khuẩn, thơm tho. Theo như Mark Wolff – một bác sĩ nha khoa, đồng thời là chủ nhiệm khoa răng miệng tại Đại học Nha khoa New York nói rằng: “Hiện nay, nước súc miệng không chỉ có tác dụng như một dung dịch giúp khử mùi, mang lại hơi thở thơm mát mà còn giúp giảm thiểu tình trạng viêm nướu, sâu răng, vôi răng và mảng bám.

    Nước súc miệng có tác dụng đối với bệnh lậu hay không?

    Câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm là gì: “Liệu dùng nước súc miệng có thể chống lại bệnh lậu miệng hay không ?”

    Trong những năm gần đây, những trường hợp nhiễm bệnh lậu mới tăng vọt. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Cơ quan y tế công cộng Anh quốc, từ năm 2012 – 2015, số người nhiễm bệnh lậu ở quốc gia này tăng 53%, từ 26.880 người lên tới 41.193 người.

    Nghiên cứu tại Úc 

    Nhà sản xuất nước súc miệng Listerine đã tuyên bố dõng rạc rằng  “Nước súc miệng Tiêu diệt vi trùng Lậu ở Miệng, Họng” Nhiều người cho đó là trò cười, tuy nhiên, dạo gần đây các nghiên cứu mới của Úc dường như đã xác nhận điều đó.

    Ngày 20 tháng 12 năm 2016 (HealthDay News) - Một nhãn hiệu nước súc miệng thương mại có thể giúp kiểm soát vi khuẩn lậu trong miệng và việc sử dụng hàng ngày có thể mang lại một cách rẻ và dễ dàng để giảm sự lây lan của bệnh lây truyền qua đường tình dục, một nghiên cứu nhỏ từ Úc tranh cử.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mắc bệnh lậu ở nam giới đang gia tăng ở nhiều quốc gia do việc sử dụng bao cao su ngày càng giảm, và hầu hết các trường hợp xảy ra ở nam giới đồng tính / lưỡng tính.

    Nhà sản xuất nước súc miệng Listerine đã tuyên bố từ năm 1879 rằng nó có thể được sử dụng để chống lại bệnh lậu, mặc dù chưa có nghiên cứu được công bố nào chứng minh điều đó.

    Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các tác giả của nghiên cứu mới này phát hiện ra rằng Listerine Cool Mint và Total Care (đều là rượu 21,6%) làm giảm đáng kể mức độ vi khuẩn lậu. Một dung dịch nước muối (muối) thì không.

    Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng với 58 người đàn ông đồng tính / lưỡng tính, những người trước đó đã có kết quả dương tính với vi khuẩn lậu ở miệng / cổ họng của họ. Những người đàn ông được chỉ định ngẫu nhiên để rửa và súc miệng trong một phút bằng Listerine hoặc dung dịch muối.

    Sau khi làm như vậy, số lượng vi khuẩn lậu tồn tại trong cổ họng là 52% ở nhóm dùng Listerine và 84% ở những người sử dụng dung dịch muối. Năm phút sau, những người đàn ông trong nhóm dùng Listerine có ít khả năng có kết quả dương tính với bệnh lậu ở cổ họng hơn 80% so với những người trong nhóm dùng dung dịch muối.

    Theo các nhà nghiên cứu, thời gian theo dõi sau khi súc miệng là ngắn, vì vậy có thể tác dụng của Listerine có thể là ngắn hạn, nhưng các phát hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy khác.

    Một nghiên cứu lớn hơn đang được tiến hành để xác nhận những phát hiện sơ bộ này.

    "Nếu việc sử dụng nước súc miệng hàng ngày được chứng minh là làm giảm thời gian nhiễm trùng không được điều trị và /hoặc giảm xác suất mắc bệnh lậu miệng, thì biện pháp can thiệp sẵn có, không dùng bao cao su và chi phí thấp này có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe cộng.

    Nghiên cứu tại Đại học Monash, Anh 

    Trong nghiên cứu gần đây của mình, giáo sư Christopher Fairley thuộc Đại học Monash, Anh đã thử nghiệm lý thuyết nước súc miệng đối với 58 tình nguyện viên nam.

    Tất cả những tình nguyện viên này đều có vi khuẩn bệnh lậu ở đường miệng. Một phần hai số tình nguyện viên được yêu cầu súc miệng với nước muối trong khoảng 1 -2 phút, trong khi những tình nguyện viên còn lại dùng nước súc miệng sát khuẩn. Theo như kết quả cho thấy, lượng vi khuẩn lậu trong miệng những tình nguyện viên dùng nước súc miệng giảm hơn hẳn so với những tình nguyện viên súc miệng bằng nước muối.

    Kết quả trên cũng chứng minh cho nhận định rằng, nước súc miệng có tác dụng giảm thiểu lượng vi khuẩn lậu trong khoang miệng, giúp điều trị bệnh lậu miệng được hiệu quả hơn. 

    Cách sử dụng nước súc miệng để đạt hiệu quả tối ưu

    Dùng nước súc miệng trước hay sau khi đánh răng? 

    Bạn có thể dùng nước súc miệng vào buổi sáng nếu bạn quá bận rộn và không có thời gian đánh răng. Buổi sáng là lúc vi khuẩn trong miệng nhiều nhất, chỉ cần dùng trong khoảng 1 phút là đã có thể loại bỏ phần lớn vi khuẩn hoạt động mạnh trong miệng. Nên súc miệng sau khi đã đánh răng sạch sẽ, nước súc miệng sẽ có tác dụng dọn đi nốt những mảng bám ố vàng trên răng. Ngoài ra, một số loại còn có tác dụng tăng cường sức khỏe men răng, giúp hơi thở thơm mát nên nếu dùng trước khi đánh răng thì sẽ không có ý nghĩa.

    Dùng nước súc miệng xong có cần súc lại bằng nước?

    Bạn không cần phải súc lại bằng nước. Nếu muốn uống nước, bạn nên đợi ít nhất 10 phút sau khi nước súc miệng được nhổ bỏ. Đối với các loại nước có chứa fluor, bạn chỉ nên dùng 1 lần/ ngày và nên hạn chế nuốt vì một số thành phần có thể gây dị ứng.

    Bạn nên súc miệng trong thời gian bao lâu?

    Hãy súc miệng trong vòng từ 30–80 giây. Việc súc miệng trong khoảng thời gian ít hơn 30 giây không đủ mang lại hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn có trong khoang miệng. Ngược lại, việc súc miệng trong hơn 60 giây lại có tác dụng tẩy sạch quá mức, có thể gây hại cho răng.

    Hậu quả gì nếu bệnh lậu miệng không được điều trị?

    Nếu không được điều trị, bệnh lậu ở miệng có thể lây lan qua đường máu đến các bộ phận khác của cơ thể khác. Điều này có thể dẫn đến nhiễm lậu cầu toàn thân , còn được gọi là nhiễm lậu cầu lan tỏa.

    Nhiễm lậu cầu toàn thân là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây sưng đau khớp và lở loét trên da. Nó cũng có thể lây nhiễm sang tim bạn đấy.

    Bệnh lậu ở bộ phận sinh dục, trực tràng và đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác khi không được điều trị.

    Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

    Bệnh lậu có thể gây nên các tác hại như sau: xem thêm tại đây

     Bệnh viêm vùng chậu nặng

     Biến chứng thai nghén, có khả năng lây truyền bệnh lậu sang mắt thai nhi.

     Viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn

     Nguy cơ nhiễm HIV cao hơn

    Bệnh lậu miệng có thể chữa khỏi được không?

    Dấu hiệu khỏi bệnh lậu

    Bệnh lậu có tái phát không

    Nếu phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn, Tuy nhiên, các chủng vi khuẩn lậu kháng kháng sinh mới có thể khó điều trị hơn.

    Các bác sĩ và chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bất kỳ ai được điều trị bệnh lậu ở miệng nên quay lại bệnh viện hoặc phòng khám mà mình đã từng điều trị  sau 14 ngày sau khi điều trị để kiểm tra liệu bệnh lậu đã chữa khỏi hoàn toàn hay chưa, có triệu chứng tái phát hay không.

    Để chữa khỏi bệnh lậu ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bạn cũng nên tuân thủ các chế độ ăn uống, kiêng cữ và nên chữa sớm nhất có thể, bạn cũng không nên hôn người khác trong thời gian bị bệnh vì khi hôn nhau cũng có thể gây lây nhiễm bệnh lậu,

    Khả năng tái phát bệnh lậu miệng có cao không ?

       Không biết cụ thể khả năng tái phát của bệnh lậu ở miệng ở mức độ như thế nào.

       Tuy nhiên theo một số nghiên cứu cho thấy rằng sự tái phát đối với các loại bệnh lậu khác là rất cao, ảnh hưởng từ 3,6% đến 11% đối với những người đã điều trị trước đó.

       Nên kiểm tra lại từ ba đến sáu tháng sau khi điều trị, ngay cả khi bạn đã điều trị thành công.

    Cách phòng tránh bệnh lậu miệng hiệu quả 

    Top 6 đường lây nhiễm bệnh lậu phổ biến nhất

    Chữa bệnh lậu ở đâu tốt nhất tphcm

    xét nghiệm bệnh lậu như thế nào

    - Hạn chế tối đa quan hệ tình dục bằng miệng, nếu có quan hệ nên dùng các vật dụng (chắn), để cho miệng không tiếp xúc với dịch từ đối phương. Tuy nhiên, biện pháp này khá khó để thành công.

    - Chung thủy một vợ một chồng, không nên “Chán cơm thèm phở” để rồi có thể dính bệnh lậu về người bất kỳ lúc nào mà không hề hay biết.

    - Không hôn môi với người có nguy cơ mắc bệnh như gái mại dâm, gái massage hay trai bao

    - Sau khi quan hệ tình dục xong, để cho an toàn, tốt nhất là bạn nên rửa tay thật sạch bằng các dd sát khuẩn hoặc xà bông để loại bỏ vi khuẩn lậu hay bất kì vi trùng nào bám trên tay bạn nhé.

    - Nếu sau khi quan hệ tình dục bằng miệng xong, bạn có thủ có mình một chai nước súc miệng để súc miệng ngay sau đó. Nước súc miệng được chứng minh có thể làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn, cả vi khuẩn lậu có trong khoang miệng của bạn đấy.

    Bài viết đã cho bạn cái nhìn tổng thể hơn về bệnh lậu miệng: từ nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng tránh hiệu quả bệnh lậu ở miệng. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thể chọn cho mình một địa điểm chữa bệnh miệng lậu đáng tin cậy, uy tín, chất lượng giúp những người không may mắc bệnh có thể mau chóng khỏi bệnh, phục hồi và trở lại sinh hoạt bình thường.

       Bạn có thể tham khảo ngay phòng khám BS  Nguyễn Đức Tỉnh được xem là một trong những địa điểm điều trị bệnh lậu tận gốc tốt nhất Tp Hồ Chí Minh  cũng như toàn quốc. xem tại đây để biết thêm

       Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì, đừng ngần ngại mà hãy comment ngay phía dưới phần bình luận để được kịp thời hỗ trợ nhé.

       Nếu bạn thấy bài viết này hay, giúp ích cho bạn, thì đừng ngần ngại cho benhlau.vn một like, share để nhiều người được biết đến những kiến thức này. Người ta thường nói “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” mà đúng không nào. Lan tỏa những điều này đến cộng đồng cũng là một trong những cách giúp cộng đồng đẩy lùi căn bệnh này.

             Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc ngập tràn. để biết thêm các thông tin về bệnh lậu hãy xem thêm tại website https://nguyenductinh.com/

                    Tác Giả BS Nguyễn Đức Tỉnh sdt 0966089175

    Các Bài cùng chuyên mục mà bạn có thể quan tâm:

    https://nguyenductinh.com/benh-lau-co-lay-truyen-khong-top-cac-duong-lay-truyen-benh-lau.html

     

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Gửi ngay
    Tin liên quan
    Bài xem nhiều

    Chia sẻ bài viết: 



    Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Video

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tin nổi bật
    Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu
    bài viết mô tả lịch sử phát hiện và các phương pháp chữa trị bệnh lậu từ cổ xưa tới hiện đại.
    Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu
    Phác đồ điều trị bệnh lậu cập nhật mới nhất của bộ y tế, hiệp hội niệu khoa châu âu và CDC hoa kỳ về chữa bệnh lậu, bệnh lậu kháng thuốc. Bcs sĩ Nguyễn...
    Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018 Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018
    Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi...
    Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không
    Bệnh lậu không triệu chứng là gì, làm sao để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, bệnh lậu không triệu chứng điều trị như thế nào là câu hỏi của rất...
    BS Nguyễn Đức Tỉnh
    Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Công, Phường 3 Gò Vấp TP.HCM
    Hotline: 0976958582
    Email: bstinh175@gmail.com
    Website: https://nguyenductinh.com/
    Sáng chế - giải thưởng
    Mạng xã hội
    Facebook youtube google instagram

    Website đang chờ cấp phép bộ công thương

    Home icon Youtube icon zalo icon Call icon
    Call icon