MENU
Danh mục sản phẩm
27/12/2021 - 8:40 PMBS Nguyễn Đức Tỉnh 3207 Lượt xem

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. 1. Đặc điểm Cây chè xanh.
    1. 1.1 Mô tả đặc điểm cây chè xanh
      1. Thân và cành của cây chè xanh
      2. Mầm chè xanh:
      3. Búp chè
      4. Lá chè xanh
      5. Hoa chè xanh
      6. Quả và hạt chè xanh
    2. 1.2 Thành phần hoá học của cây trà xanh gồm có:
  2. 2. Tác dụng, công dụng của chè xanh đối với sức khỏe con người
    1. 2.1 Lá cây chè xanh có tác dụng Thanh nhiệt, giải khát, giải độc
    2. 2.2 Trà xanh có tác dụng Chống oxy hoá, làm giảm quá trình lão hoá và làm đẹp da.
    3. 2.3 Cây trà xanh có Tác dụng tốt giúp ổn định, điều hòa huyết áp.
    4. 2.4 Trà xanh có Tác dụng chống gốc Oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư.
    5. 2.5 Trà xanh có tác dụng Giảm buồn ngủ, giúp tinh thần sảng khoái.
    6. 2.6 Nước trà xanh có tác dụng Chữa bệnh da liễu, ngoài da, mẩn ngứa.
    7. 2.7 Uống nước chè xanh giúp Chống sâu răng, ngăn ngừa các bệnh về răng , miệng
    8. 2.8 Sử dụng nước chè xanh làm Giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
    9. 2.9 Nước trà có tác dụng Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
    10. 2.10 Sử dụng nước trà xanh giúp Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa cảm cúm
    11. 2.11 trà xanh Giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ các bệnh lý xương khớp
    12. 2.12 Trà xanh có Tác dụng tăng cường trí nhớ
    13. 2.13 Nước trà xanh Bảo vệ gan, giúp mát gan.
    14. 2.14 Trà xanh Hỗ trợ điều trị bệnh lý đái tháo đường
    15. 2.15 Trà xanh giúp Tăng cường hệ miễn dịch
    16. 2.16 Giảm nguy cơ hen suyễn
    17. 2.17 Sử dụng bột chè xanh để làm đẹp, đắp mặt nạ.
    18. 2.18 Công dụng chữa bệnh lỵ của trà xanh
  3. 3, Cách pha nước chè ngon và một số lưu ý khi sử dụng nước chè.
    1. 3.1 cách pha nước chè đúng cách:
    2. 3.2, Một số lưu ý khi sử dụng nước chè xanh:
      1. Không uống chè bị biến chất, để quá lâu.
      2. Nên Uống chè sau bữa ăn 30 phút
      3. Không nên uống chè xanh khi đói

 

Chè xanh là loại cây thực vật có tác dụng cực kỳ hữu ích cho sức khỏe con người. từ ngàn năm nay nó đã được sử dụng làm nước uống phổ biến nhất mà nước ta hay sử dụng, ngoài tác dụng là nước uống giải khát hàng ngày, chè xanh còn có nhiều tác dụng hữu ích khác như chống oxy hóa,  phòng chống ung thư và chống viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh lậu, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch…. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp về cây chè xanh, các tác dụng hữu ích của cây chè xanh và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây:

 

1. Đặc điểm Cây chè xanh.

 

Cây chè xanh có tên khoa học được gọi  là Camellia Sinensis. Cúng thường mọc thành bụi và được thu hoạch hàng năm. Cây chè xanh được trồng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng phổ biến nhất là ở châu á, đặc biệt ở ấn độ, trung quốc và Việt nam.

1.1 Mô tả đặc điểm cây chè xanh

Thân và cành của cây chè xanh

Cây chè xanh có 1 thân chính mọc thẳng, sau đó phân cấp thành các cành phụ. Dựa vào đặc điểm hình dạng phân cành khác nhau cho nên chúng ta phân chia chè xanh ra thành 3 loại thân khác nhau là: Thân bụi, thân gỗ và thân bán gỗ. Cành của cây chè xanh do mầm từ thân mọc ra. 

 

Mầm chè xanh:

Mầm chè xanh được chia thành nhiều loại, trong đó, có 2 loại chính là:

  • Mầm dinh dưỡng:  Bộ phận này sẽ Phát triển thành cành lá của cây chè
  • Mầm sinh thực: Đây là bộ phận sẽ phát triển thành nụ và hoa của cây chè

Búp chè

Búp chè chính là thuật ngữ dùng để chỉ đoạn non trên đỉnh của cành chè. Bộ phận hình thành nên búp chè là các mầm dinh dưỡng. Kích thước búp chè có sự chênh lệch tùy vào nhiều yếu tố như giống cây, chế độ dinh dưỡng, điều kiện môi trường, kỹ thuật nuôi trồng,….

Lá chè xanh

Lá chè sẽ mọc ra từ đốt trà, thường mọc cách, màu xanh lục đậm dần từ trên xuống. Trên lá có nhiều gân, rìa lá có dạng răng cưa. Lá chè xanh trung bình có chiều dài khoảng 3 – 5cm, rộng 2 – 6cm. Kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng chăm sóc,cũng như thời gian thu hái từ khi mọc ra khỏi thân cành. Lá chè xanh là bộ phận chủ yếu được thu hái và có nhiều công dụng nhất đối với con người, Lá chè có thể sắc làm nước uống rất mát, ngoài ra trong thành phần của lá có nhiều chất hóa học rất quý, có tác dụng tốt tới sức khỏe sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây

Hoa chè xanh

Hoa chè mọc ra từ mầm sinh thực, thường mọc thành từng cụm ở nách lá. Hoa chè là hoa lưỡng tính, màu trắng, do 5 -7 cánh xếp thành. Trên hoa sẽ có cả nhị và nhụy tuy nhiên, tự thụ ở hoa trà chỉ chiếm 2 – 3%, đa phần vẫn là nhờ giao phấn. Thời gian ủ nụ của cây chè là vào khoảng tháng 6 và nở rộ vào tầm tháng 11 – tháng 12 hàng năm.

 

Quả và hạt chè xanh

  • Quả chè thuộc loại quả nang. Trong mỗi quả sẽ có khoảng 3 nang chia thành 3 ngăn riêng biệt, mỗi nang sẽ chứa 1 hạt. Trung bình mỗi quả chè như vậy sẽ cho ra khoảng 2 – 4 hạt chè. Quả chè chín sẽ ngả sang màu nâu. Quả khô có thể tự nẻ ra làm bắn hạt ra ngoài tự nhiên.
  • Hạt chè được bao bọc bởi một lớp vỏ dày và cứng. Khối lượng diệp tử trong hạt lớn, chiếm tới ¾ khối lượng tử diệp. Ngoài ra, hàm lượng dầu, chất béo trong hạt cũng rất cao, trên 30%. Hạt chè thường hay chín sinh lý sớm do đó cần thu hoạch nhanh để giữ được chất dinh dưỡng của hạt.

1.2 Thành phần hoá học của cây trà xanh gồm có:

  • Nước
  • Hợp chất phenol hay Tannin
  • Caffeine
  • Protein và acid amin
  • Carbohydrates
  • Các chất tạo màu
  • Vitamin và khoáng chất Như Vitamin B1, B2 và C, E
  • Enzyme

Trong lá trà (chè) có chữa tới 20% tanin là chất có công dụng làm săn chắc da, sát khuẩn mạnh. 

Chất tanin trong chè có tác dụng như vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn xuất của catechin có cấu trúc hoá học của vitamin P.

2. Tác dụng, công dụng của chè xanh đối với sức khỏe con người

Mời quí vị và các bạn theo dõi các tác dụng của cây chè xanh đối với sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, hiện tại có tới hơn 100 công dụng thần kỳ của cây chè xanh, trong khuôn khổ bài viết hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu các thành phần chính của cây trà xanh.

2.1 Lá cây chè xanh có tác dụng Thanh nhiệt, giải khát, giải độc

Lá cây chè xanh được sử dụng từ hàng ngàn năm nay , chúng là loại nước uống chính và phổ biến của người VIệt nam, ngoài tác dụng giải khát thì nước cây trà xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức khỏe cho con người.

 

 

Tác dụng thanh nhiệt giải độc của nước chè xanh

 

Tác dụng thanh nhiệt giải độc của nước chè xanh

2.2 Trà xanh có tác dụng Chống oxy hoá, làm giảm quá trình lão hoá và làm đẹp da.

Polyphenols là hoạt chất được tìm thấy trong cây trà xanh có chứa hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống các gốc tự do, giúp giảm sự lão hoá cho các tế bào trong cơ thể trong đó có da và các tế bào da, giúp nhanh liền vết thương. do đó có thể sử dụng nước trà xanh để sát khuẩn, rửa các về thương ngoài da. Bột trà xanh có thể được dùng để làm mặt nạ đắp da, có tác dụng trẻ hóa làn da, da láng mịn và chữa các vết mụn nhọt trên da.

2.3 Cây trà xanh có Tác dụng tốt giúp ổn định, điều hòa huyết áp.

Trong cây chè xanh có chứa chất hoạt chất polysaccarides giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. do đó việc sử nước trà xanh hàng ngày gớp phần ổn định huyết áp, giúp ngăn ngừa việc tăng huyết áp . tuy nhiên đây không phải là thuốc do đó người bị cao huyết áp vẫn phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ đồng thời sử dụng trà xanh như một thực phẩm hỗ trợ trong điều trị tăng huyết áp.

 

2.4 Trà xanh có Tác dụng chống gốc Oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư.

Trong cây Chè xanh đặc biệt là lá, hoa chè có chứa chất chống oxy hóa và các vitamin như A, C,E  giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư và làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại tế bào ung thư. Theo một số nghiên cứu, việc sử dụng Nước trà xanh hàng ngày có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm nguy cơ gây ung thư.

2.5 Trà xanh có tác dụng Giảm buồn ngủ, giúp tinh thần sảng khoái.

Chất cafein trong chè xanh có tác dụng chống buồn ngủ, giúp bạn giảm mệt mỏi, tăng hưng phấn cho bản thân. Bạn nên sử dụng trà xanh vào buổi sáng và đầu buổi chiều cho tỉnh táo, không nên sử dụng vào buổi tối vì có thể sẽ gây mất ngủ sẽ gây tác dụng ngược không tốt cho sức khỏe.

 

2.6 Nước trà xanh có tác dụng Chữa bệnh da liễu, ngoài da, mẩn ngứa.

  • Chè xanh tươi hoặc lá vối để đun nước tắm cho trẻ em để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, giúp mát da. Cách sử dụng là bạn nên đun nước cây chè xanh cùng một số lá khác như lá bưởi, lá sả, lá cây hương nhu, sau đó để nguội hoặc hơi ấm sau đó tắm cho trẻ có tác dụng sát khuẩn, giảm mụn nhọt ngoài da. Ngoài ra có thể sử dụng lá chè xanh để làm nước xông trong trường hợp bị cảm cúm cũng rất hiệu quả.

2.7 Uống nước chè xanh giúp Chống sâu răng, ngăn ngừa các bệnh về răng , miệng

Chất flouride trong nước chè xanh có tác dụng sát khuẩn ngăn ngừa sâu răng. chống sâu răng, viêm lợi, giúp răng chắc khỏe. do đó nước chè xanh có thể sử dụng vào lúc sáng sớm khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để súc miệng, giảm cảm giác hôi miệng và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Ngày nay, tinh chất chè xanh có thể được sử dụng để chế biến kem đánh răng .

2.8 Sử dụng nước chè xanh làm Giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Sử dụng nước Chè xanh có tác dụng giảm cân vì làm tăng quá trình đốt cháy mỡ thừa cũng như giúp tăng khả năng trao đổi chất. Trà xanh còn giúp ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucose thành mỡ, Giảm các loại mỡ xấu trong máu.

Nếu uống nước chè hàng ngày thì nồng độ cholesterol xấu trong máu giảm rõ rệt. 

2.9 Nước trà có tác dụng Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Dùng chè xanh hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim. Do có tác dụng điều hòa huyết áp và giảm Cholesteron trong máu nên khi bạn sử dụng nước trà xanh lâu dài, nó có tác dụng giúp giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch, các bệnh lý tai biến mạch máu não., có thể coi trà xanh là thực phẩm hỗ trợ trong điều trị các bệnh lý tim mạch, rất tốt cho người cao tuổi.

 

2.10 Sử dụng nước trà xanh giúp Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa cảm cúm

Thành phần trong lá Chè xanh chứa các vitamin như A,C,E giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. ĐỒng thời các hoạt chất trong nước trà có tác dụng sát khuẩn, diệt virus nên góp phần làm tăng cường sức đề kháng cơ thể một cách tự nhiên.

2.11 trà xanh Giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ các bệnh lý xương khớp

Chè xanh chứa hàm lượng florua cao giúp cho xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp.

2.12 Trà xanh có Tác dụng tăng cường trí nhớ

Khi sử dụng trà xanh giúp bạn tỉnh táo, tăng cường khả năng hoạt động trí não, giúp bạn tập trung hơn vào công việc. Trà xanh còn giúp bảo vệ bộ não của bạn với sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin giúp giảm quá trình lão hóa. Không những thế, trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

Lá chè xanh có chứa nhiều thành phần caffeine. Mặc dù lá chè xanh không có nhiều caffeine như cà phê. Nhưng đủ để bạn có cảm giác tỉnh táo và tập trung mỗi khi uống trà xanh.

Ngoài caffeine thì lá chè xanh còn có một thành phần khác có tên là L-theanine. Thành phần này cùng với caffeine được tin là có khả năng giúp tăng cường chức năng não. Một nghiên cứu cho thấy trà xanh việc hấp thụ trà xanh giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Nói một cách đơn giản thì việc có trí nhớ ngắn hạn tốt sẽ giúp bạn học tập và làm việc tốt hơn.

Chè xanh còn giúp bảo vệ tế bào não khi lớn tuổi. Vì thành thần catechin trong lá chè xanh giúp bảo vệ các tế bào thần kinh. do đó uống trà xanh giúp cải thiện các triệu chứng về sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ như Alzheimer và Parkinson.

 

2.13 Nước trà xanh Bảo vệ gan, giúp mát gan.

Nhờ có các catechin mà nước chè xanh còn có tác dụng bảo vệ gan hiệu , cải thiện chức năng gan và giảm lượng mỡ trong gan, giúp gan thải độc hiệu quả.

 

2.14 Trà xanh Hỗ trợ điều trị bệnh lý đái tháo đường

Chất catechin có trong nước chè xanh còn giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nói chung, lượng đường trong máu có xu hướng tăng theo tuổi tác nhưng các chất polyphenols và polysaccharides có trong trà xanh giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Vì vậy uống chè xanh mỗi ngày hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt cho bạn. đặc biệt rất tốt cho người cao tuổi, có bệnh lý tim mạch

 

2.15 Trà xanh giúp Tăng cường hệ miễn dịch

Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng.

 

2.16 Giảm nguy cơ hen suyễn

Các Theophylline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.

 

2.17 Sử dụng bột chè xanh để làm đẹp, đắp mặt nạ.

Chị em phụ nữ thường sử dụng bột chè xanh để đắp mặt nạ, với công dụng chống oxy hoá tốt và chứa các vitamin giúp làn da khỏe mạnh, tăng cường dưỡng chất cho da và làm giảm nếp nhăn, làm cho làn da sáng bóng hơn khi sử dụng mặt nạ trà xanh thường xuyên.

2.18 Công dụng chữa bệnh lỵ của trà xanh

Các tinh chất trong chè xanh có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có bệnh lỵ, các bệnh tiêu chảy.

3, Cách pha nước chè ngon và một số lưu ý khi sử dụng nước chè.

Nếu bạn muốn thưởng thức một loại nước uống ngon, có nhiều công dụng thì bạn cần lưu ý cách chế biến. vì khi chế biến không đúng cách sẽ làm mất đi các chất ngon của chè.

3.1 cách pha nước chè đúng cách:

Bạn nên lựa chọn chè bánh tẻ, không già quá cũng không non quá, cắt bỏ những phần bị dập nát. trước khi pha phải rửa sạch để loại bỏ hóa chất và bụi bẩn.

Nên sử dụng nước tinh khiết, đun sôi 100 độ. vì nếu nước không đủ nóng sẽ không chiết được các thành phần trong chè xanh.

Sau khi được rửa sạch, bạn cắt ngắn và cho chè xanh vào tích hoặc vào phích nước. rót nước sôi vào sau đó để 2-3 phút ngâm sau đó bỏ nước đầu đi. tiếp tục rót nước sôi lần 2 vào cho ngập lá chè. đợi 30 phút là bạn có thể thưởng thức được rồi. bạn có thể sử dụng nước chè khi nóng hoặc khi lạnh tùy vào sở thích của mỗi người.

3.2, Một số lưu ý khi sử dụng nước chè xanh:

Không uống chè bị biến chất, để quá lâu.

  • Nếu như bạn bảo quản trà không đúng cách có thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc. Có nhiều người thích uống trà, “tiếc của” nên có thể sẽ không muốn đổ bỏ dù biết rằng chúng đã bị mốc.
  • Trà biến chất sẽ chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn, vì thế tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trà sau khi pha xong, bạn nên uống ngay thay vì để quá lâu, trà sẽ bị biến chất, oxy hóa, nhiễm khuẩn. Loại trà pha lâu không uống, bạn cũng nên đổ bỏ.

Nên Uống chè sau bữa ăn 30 phút

Chất tanin có trong chè xanh sẽ kết hợp với sắt và protein làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể vì vậy nên uống chè xanh sau ăn 30 phút để không bị cản trở quá trình hấp thu giúp cơ thể có được năng lượng tốt nhất.

Không nên uống chè xanh khi đói

Chè xanh có tác dụng kích thích tiêu hoá, kích thích dạ dày tiết dịch vị chính vì vậy nếu uống trà xanh khi đói sẽ làm cho chúng ta có cảm giác cồn cào ruột gan, chóng mặt, thậm chí đau dạ dày. Một số người khi sử dụng nước chè lúc đói sẽ bị say nước chè. Biểu hiện là hoa mắt , chóng mặt, bủn rủn chân tay. cách xử trí là nên ăn thức ăn chứa đường để giảm cảm giác say chè.

Không uống chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ

Không dùng chè xanh để uống thuốc.

Trên đây là tổng hợp một số tác dụng của cây chè xanh, chúc các bạn và gia đình luôn mạnh khỏe. để có thêm nhiều thông tin hơn nữa hay truy cập trang web Nguyenductinh.com chuyên mục y học thường thức nhé các bạn.

Các bài cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm

https://nguyenductinh.com/Dau-hieu-benh-lau.html

https://nguyenductinh.com/chua-benh-lau-o-dau.html

https://nguyenductinh.com/cach-chua-benh-lau.html

 

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Tin liên quan
Bài xem nhiều

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • Y-hoc-thuong-thuc
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Video

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tin nổi bật
    Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu Nguồn gốc Lịch sử phát triển vi khuẩn lậu
    bài viết mô tả lịch sử phát hiện và các phương pháp chữa trị bệnh lậu từ cổ xưa tới hiện đại.
    Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu Cách sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh lậu
    Phác đồ điều trị bệnh lậu cập nhật mới nhất của bộ y tế, hiệp hội niệu khoa châu âu và CDC hoa kỳ về chữa bệnh lậu, bệnh lậu kháng thuốc. Bcs sĩ Nguyễn...
    Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018 Phân độ chấn thương Gan theo aast năm 2018
    Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi...
    Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không Bệnh lậu không triệu chứng? Làm sao để biết có bị lậu hay không
    Bệnh lậu không triệu chứng là gì, làm sao để biết mình có bị mắc bệnh lậu hay không, bệnh lậu không triệu chứng điều trị như thế nào là câu hỏi của rất...
    BS Nguyễn Đức Tỉnh
    Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Văn Công, Phường 3 Gò Vấp TP.HCM
    Hotline: 0976958582
    Email: bstinh175@gmail.com
    Website: https://nguyenductinh.com/
    Sáng chế - giải thưởng
    Mạng xã hội
    Facebook youtube google instagram

    Website đang chờ cấp phép bộ công thương

    Home icon Youtube icon zalo icon Call icon
    Call icon