Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển con người không ngừng được nâng coa, bên cạnh mặt tích cực vốn có của nó, sự phát triển ảnh hưởng tới nhiều yếu tố môi trường, gián tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nói chung, đặc biệt là sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Tỷ lệ thai chết lưu cũng vì thế mà ngày một tăng cao, hiểu được các nguyên nhân, dấu hiệu biểu hiện , cách theo dõi dự phòng và xử lý kịp thời góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa tỷ lệ thai chết lưu đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc cứu sống tính mạng phụ nữ khi bị thai chết lưu. mời các bạn theo dõi bài viết Thai chết lưu, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách dự phòng và xử lý hiệu quả nhất nhé.
Hình ảnh bà mẹ có thai chết lưu
Định nghĩa thai chết lưu là là tình trạng thai chết trong hoặc trước thời điểm thai nhi được sinh ra. Cả sẩy thai và thai chết lưu đều được hiểu là cái thai đã mất, Nhưng nó khác nhau tại thời điểm xẩy ra biến cố thai kỳ. Thai lưu là khái niệm để chỉ thai nhi mất trước 20 tuần tuổi, còn thai chết lưu là khái niệm để ám chỉ tình trạng bào thai không còn hoạt động sau 20 tuần thai nghén.
Phân loại thai chết lưu phụ thuốc vào thời gian xẩy ra
Thai chết lưu sớm xảy ra trong khoảng từ 20 tới 27 tuần
Thai chết lưu muộn xảy ra ở khoảng giữa 28 tới 36 tuần
Thai lưu đủ tháng xảy ra sau 37 tuần
Thai chết lưu rất nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ, vì nếu không phát hiện sớm, nếu để thai chết lưu lâu tỏng cơ thể người mẹ sẽ bị phân hủy, sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. nếu tình trạng nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. do đó việc chẩn đoán và xử trí sớm thai chết lưu là một việc rất quan trọng.
Nguyên nhân gây ra thai chết lưu có rất nhiều , về cơ bản có thể phân thành 4 nhóm chính như sau:
- Người mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng không đủ cho sự phát triển toàn diện của thai kỳ.
- Tâm lý thiếu ổn định, hay căng thẳng lo âu, mất ngủ, gặp nhiều buồn phiền, stress…
- Mẹ bị nhiễm các loại virus như cúm, thủy đậm, rubella đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Mẹ bị cao huyết áp, thấp huyết áp, Mắc hội chứng tiền sản giật, hoặc một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường thai kỳ, các bệnh rối loạn chuyển hóa, tim mạch….
- Dị dạng tử cung người mẹ, bất thường khung chậu
- Bà mẹ mắc các hội chứng miễn dịch như: hội chứng Antiphospholipid.
- Bất thường hệ gen của bổ mẹ dẫn tới tình trạng thai nhi bị bệnh di truyền
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi do mẹ yếu tố RH (-) và thai RH (+) hoặc ngược lại
- Sản phụ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dụcnhư giang mai, sùi mào gà, bệnh lậu
Nguyên nhân thai chết lưu do bất thường phần phụ bánh nhau
- Bất thường về nhiễm sắc thể do gen di truyền hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh hay phát triển phôi trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Bất đồng nhóm máu mẹ con.
- Các dị tật bẩm sinh nặng ở thai như thai vô sọ, não thất duy nhất, phù nhau thai, thai chậm tăng trưởng trong tử cung
- Nhiễm khuẩn bào thai như nhiễm trùng phân xu, viêm phúc mạc toàn thể của thai nhi, nhiễm virus do truyền từ mẹ sang.
- Đa thai phát triển không đồng đều có thể làm một trong nhiều thai bị chết có thể kể đến như hội chứng song thai truyền máu.
- Thai lạc chỗ không nằm trong tử cung mà nằm ở vị trí khác dễ dẫn tới vỡ và sảy thai.
- Dây rốn quá ngắn, dây rốn thắt nút chặt, có thể phát hiện khi làm siêu âm hình thái thai nhi
- Dây rốn bám mép hoặc bám màng gây thiếu dinh dưỡng thai nhi
- Dây rốn một động mạch
- Bánh nhau quá dày hoặc quá mỏng, xuất huyết bánh nhau, bong nhau non
- Động mạch tử cung không giãn dẫn tới thiếu dinh dưỡng bào thai, hội chứng tiền sản giật
- Do mẹ bị chấn thương gây xẩy thai
- Mẹ bị nhiễm chất độc từ môi trường dẫn tới xảy thai
- Người mẹ bị mất trong quá trình mang thai….
Mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị thai chết lưu trong thai kỳ. Tuy nhiên, Nhóm người sau đây có nguy cơ cao bị thai chết lưu cần đặc biệt quan tâm:
Mang bầu quá sớm, dưới 15 tuổi hoặc quá muộn, trên 40 tuổi
Mẹ bầu mang nhiều hơn một thai( song thai, tam thai, lưỡng thai…)
Phụ nữ hay sử dụng rượu bia, thuốc lá trước và trong khi mang thai
Phụ nữ thừa cân béo phì, mắc các bệnh lý mãn tính
Mẹ bầu làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, mất ngủ, stress…
Không thấy tim thai đập
Không thấy củ đông đạp, nấc, xoay của thai nhi
Bụng mẹ không phát triển, không cảm thấy căng tứ khi thai lớn lên
Hai vú tiết sữa non tự nhiên
Xuất hiện nhiều cơn gò tử cung để đẩy thai ra ngoài
Dấu hiệu thai chết lưu
Phát hiện hoặc chảy máu từ âm đạo của sản phụ
Chảy nước ối bất thường
Đau bụng nhẹ đến nặng.
Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
Sốt cao, co giật
Đau lưng dữ dội,Chuột rút.
Siêu âm không thấy cử động thai, không thấy hoạt động tim thai, không thấy dấu hiệu Doppler màu khi siêu âm màu.
Khi khám siêu âm, nên thực hiện tại hai thời điểm khác nhau để chắc chắn trong chẩn đoán vì nhiều trường hợp có thể bị nhầm lẫn nếu chỉ làm một lần
Siêu âm là phương tiện tốt phát hiện thai chết lưu
Xem thêm: Nên siêu âm độ mờ da gáy thai nhi có ý nghĩa như thế nào? vào thời điểm nào
Như đã nói ở trên, khi thai chết lưu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh
Cách xử lý đơn giản đầu tiên đó là có thể ngậm thuốc để xổ túi thai ra ngoài
Nếu thất bại thì có thể dùng các biện pháp như hút thai lưu
Gây khởi phát chuyển dạ bằng thuốc
Nong cổ tử cung hoặc hút thai
Sau khi xử lý thai chết lưu cần đặc biệt quan tâm chăm sóc và theo dõi sát tình trạng của bà mẹ, đặc biệt là tình trạng băng huyết, sót phần phụ sau lấy túi thai
Việc chăm sóc thai phụ sau khi thai chết lưu là việc làm hết sức quan trọng.
Tâm lý: thai phụ thường xuất hiện những cảm giác tiêu cực như buồn chán, tội lỗi, thất vọng,... Do đó, để giúp thai phụ vượt qua chấn thương tâm lý, người chồng cần quan tâm, chăm sóc và thường xuyên tâm sự, trò chuyện, động viên để người vợ có cảm giác được an ủi và lấy lại trạng thái cân bằng. Ngoài ra, mẹ cần chủ động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc,... để đầu óc được thoải mái.
Chế độ dinh dưỡng: thai chết lưu không chỉ gây ra tình trạng mất máu mà còn gây áp lực đến những cơ quan trong cơ thể. Cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm protein, vitamin, sắt,... nhằm đề phòng thiếu máu.
Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
Kiêng quan hệ tình dục tới khi cơ thể khỏe mạnh lại
Hạn chế làm việc nặng nhọc
Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sỹ.
Thai lưu là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, cướp đi sinh mạng bé nhỏ của thai nhi. Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm lý của mẹ sau này. Vì vậy, phụ nữ nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh thai chết lưu trước khi mang thai để có những hiểu biết giúp mang đến một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện, an toàn cho đến khi sinh ra.
Có kế hoạch mang thai chứ không để có thai bị động, người mẹ cần chuẩn bị sẵn về tâm lý, sức khỏe, trang bị kiến thức cần có về thai kỳ.
Nếu bạn đang mắc các bệnh lý mãn tính thì có thể hoãn việc có thai, hoặc trong những trương hợp quan trong, bạn cần tham vấn của bác sỹ chuyên khoa
Tốt nhất, hãy bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất, nhất là bổ sung đủ 400mg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai khoảng 3 tháng, hoặc tối thiểu 1 tháng để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, hãy cố gắng kiểm soát cân nặng trước khi mang thai
Cần tiêm đủ các loại Vacxin cần thiết cho mẹ như viêm Gan B, vacxin cúm…
Để giảm tối đa nguy cơ thai chết lưu, mẹ bầu cần thực hiện:
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin, sắt, axit folic để thai nhi phát triển toàn diện
Không hút thuốc và uống rượu bia vì chúng là tác nhân nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ và có nguy cơ gây xẩy thai
Thăm khám thai định kỳ để phát hiện bất thường sớm bất thường bẩm sinh thai nhi cũng như được bác sĩ tư vấn, điều chỉnh thuốc và chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp.
Tự bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố bên ngoài môi trường để hạn chế bị nhiễm trùng
Theo dõi sát các biểu hiện của thai như thai máy, hiện tương nấc để phát hiện sớm và đi khám kịp thời khi có bất thường
Đây là câu hỏi của đại đa số sản phụ khi có thai chết lưu, tình trạng thai chết lưu gây tâm lý hoang mang lo lắng cho người mẹ và gia đình
Nếu nguyên thai chết lưu do bản thân thai có bất thường đột biến, hoặc do các tác nhân từ bên ngoài mang tới thì sẽ không ảnh hưởng tới lần sinh tiếp theo.
Nếu nguyên nhân thai chết lưu do bất thường của người mẹ như mẹ bị các bệnh mãn tính, bất thường nhóm máu mẹ con, thì những lần sinh con sau bạn có thể bị gặp tình trạng thai chết lưu một lần nữa. do đó việc bạn đi khám định kỳ, phát hiện các bất thường, điều trị các bệnh lý mãn tính là rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh cho lần sau.
Kế hoạch mang thai lại: sau khi thai chết lưu, người mẹ cần có thời gian ổn định tinh thần và sức khỏe. Do đó, khoảng thời gian tốt nhất cho lần mang thai lại ít nhất là sau 6-12 tháng.
Người mẹ nên có kế hoạch nghỉ ngơi và ổn định tinh thần trước khi định mang thai lại
Trong suốt thời gian thai kỳ, các bà mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt và thường xuyên đi khám thai định kỳ để nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho mẹ và bé.
Trước khi có ý định có thai lại, bạn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý đang mắc phải.
Bài viết trên đây bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh bv175 đã tổng hợp các kiến thức về vấn đề thai chết lưu. Hy vọng qua bài biết sẽ trang bị, làm hành trang để các bà mẹ chuẩn bị để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe. hãy theo dõi chúng tôi qua trang website Nguyenductinh.com nhé các bạn
Chia sẻ bài viết: