Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Khi các gia đình có con nhỏ là một điều rất tuyệt vời, đặc biệt là các trường hợp sinh đôi sinh ba. Đi kèm với niềm hạnh phúc được nhân lên thì bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố nguy cơ khi phụ nữ mang bầu đa thai, đặc biệt tỷ lệ đẻ non và sảy thai, thai chết lưu theo ghi nhận tăng lên so với bà mẹ sinh con đơn thai. Chính vì vậy khi mang bầu đa thai, việc trang bị các kiến thức liên quan là một vấn đề hết sức quan trọng này. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin trình bầy cho các bạn một số điểm giống và khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. nào chúng ta cùng tìm hiểu nào.
Hình ảnh sinh đôi cùng trứng
Sinh đôi cùng trứng là trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng sau một khoảng thời gian nhất định sẽ phân chia thành 2 phôi riêng rẽ. Thông thường tỉ lệ song sinh cùng trứng rất thấp, chưa tới 1% trong tổng số ca được sinh ra và chỉ chiếm khoảng 1/3 trên tổng số ca song sinh. Sinh đôi cùng trứng là do hiện tượng phân đôi của cùng một hợp tử.
Sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau về cả hình dáng và giới tính và cùng bộ Gen, bộ Nhiễm sắc thể, có đặc điểm di truyền tương đồng nhau.
Sinh đôi khác trứng hay còn gọi là cặp song sinh không hoàn toàn giống nhau. Đây là trường hợp 2 quả trứng rụng đồng thời cùng lúc với nhau và được thụ tinh với 2 tinh trùng riêng khác nhau trong cùng thời điểm., sinh đôi khác trứng có thể cùng hoặc khác giới tính, nhưng sẽ khác nhau đặc điểm di truyền, chúng chỉ giống như những người anh em cùng cha mẹ trong một nhà mà thôi, có thể khác màu da, kiểu tóc, tính cách…
Một trường hợp đặc biệt khác của sinh đôi khác trứng đó là một trứng được thụ thai trước và sau đó lại có trứng khác rụng vào thời điểm khác và cũng được thụ tinh, trường hợp này thường được gọi là bội thụ. Hay gặp trong trường hợp người mẹ sử dụng thuốc kính trứng.
Thông thường có nhiều cách để phân biệt sinh đôi cùng hay khác trứng, chúng ta có thể có các cách cơ bản như sau:
Sinh đôi cùng trứng chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên và không phụ thuộc vào di truyền. tuy nhiên có một số thống kê cho thấy trong gia đình của cả vợ hoặc chồng có người sinh đôi cùng trứng thì xác xuất mang thai cùng trứng cũng cao hơn các gia đình không có ai mang thai cùng trứng.
Nên khả năng làm tăng tỷ lệ mang thai cùng trứng dưới tác động của yếu tố bên ngoài hầu như là rất thấp.
Mang thai đôi khác trứng thì khác so với sinh đôi cùng trứng, bạn hoàn toàn có thể chủ động mang song thai hoặc đa thai nếu áp dụng các biện pháp can thiệp từ bên ngoài, các biện pháp thường được áp dụng như: sử dụng thuốc kích trứng, bơm và lọc tinh trùng hoặc áp dụng thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm, khi đó bạn sẽ chủ động được số lượng thai mong muốn. Tuy nhiên những biện pháp áp dụng này phải được sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sỹ chứ không thể thực hiện một cách tùy tiện vì sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khi bạn mang song thai tức là bạn phải cung cấp một lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường mang một thai, do đó bạn cần chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả hai bào thai.
Khi phát hiện mang thai đôi, bạn cần được khám và tư vấn đầy đủ của bác sỹ chuyên khoa, vì nhiều trường hợp mang thai đôi cùng trứng có nhiều biến chứng nguy hiểm như Hội chứng song thai truyền huyết, hội chứng thai thiếu tim hay tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Khi mang thai đôi, tỷ lệ sinh con thiếu tháng, sinh non tăng hơn đáng kể so với mang thai đơn. Do đó bạn cần đặc biệt lưu ý, khám định kỳ, đặc biệt tầm soát đánh giá siêu âm cổ tử cung ở những tuần cuối để phát hiện cổ tửng cung mở sớm khi sinh non.
Trước khi có ý định sinh con, bạn nên khám tổng quát đánh giá tình trạng sức khỏe và tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Bệnh lậu, bệnh giang mai, HIV... hoặc siêu âm tim đánh giá tình trạng sức khỏe chung. có vậy bạn mới chuẩn bị được tốt cho việc mang thai và đặc biệt là mnag thai đôi phải không nào.
Lời kết
Trên đây là một số kiến thức cơ bản liên quan tới lĩnh vực mang thai đôi, nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy cho chương trình một like hoặc chia sẻ để chúng tôi viết những bài viết bổ ích hơn. Hoặc theo dõi bài viết của bác sỹ Nguyễn Đức Tỉnh trên trang Website Nguyenductinh.com nhé các bạn.
Các bài cùng chuyên mục có thể bạn quan tâm:
https://nguyenductinh.com/Dau-hieu-benh-lau.html
Chia sẻ bài viết: